Dự thảo quy chuẩn xây dựng công trình ngầm đô thị: Phần 1 Công trình giao thông ngầm: 1.1 công trình tàu điện ngầm
Ngày đăng: 16:09 04-02-2009 | 2209 lượt xem
Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo
Bộ Xây dựng
Trạng thái
Đã xong
Đối tượng chịu tác động
N/A,
Phạm vi điều chỉnh
Tóm lược dự thảo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
QCXDVN ...... : 2009/BXD
QUY CHUẨN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NGẦM ĐÔ THỊ
PHẦN 1. CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG NGẦM
1.1 TẦU ĐIỆN NGẦM
Vietnam Building Code for City Underground
Part 1. The Transportation tunnels
1.1 The Underground
Lời nói đầu
QCXDVN ...... : 2009/BXD do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ trình duyệt và được ban hành theo Quyết định số: ........./2009/QĐ-BXD ngày ....... tháng ...... năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. |
1. Phạm vi áp dụng
Quy chuẩn này bao gồm các quy định bắt buộc áp dụng trong việc: lập, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng công trình tầu điện ngầm; thiết kế, xây dựng và cải tạo các tuyến đường, các hạng mục công trình riêng lẻ và các trang thiết bị của tầu điện ngầm.
2 Thuật ngữ và định nghĩa
Các thuật ngữ và định nghĩa sử dụng trong quy chuẩn này được trình bày trong Phụ lục A.
3. Qui định chung
3.1 Công trình tầu điện ngầm phải đảm bảo vận chuyển hành khách an toàn, đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn về: vệ sinh dịch tễ; an toàn lao động cho nhân viên vận hành; bảo vệ môi trường xung quanh và phòng chống cháy.
3.2 Các tuyến tầu điện ngầm phải được xây dựng trên cơ sở sơ đồ phát triển tổng thể của tất cả các loại hình giao thông đô thị, sơ đồ phát triển đã được duyệt của tầu điện ngầm về hướng tuyến, độ dài, vị trí các nhà ga, trạm đầu mối, các nhà hành chính, các xưởng sản xuất, các kết nối với các đường của mạng đường sắt chung và phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị.
3.3 Các nhà ga phải được bố trí tại các trung tâm của vùng có nhiều hành khách, gần các nhà ga đường sắt, các bến ôtô buýt, các bến tầu thủy và các địa điểm tập trung đông người khác của thành phố.
Khi giữa các nhà ga liền kề có khoảng cách từ 3000 m trở lên, thì ở giữa đoạn đường này cần có lối thoát bổ sung cho hành khách từ đường hầm lên mặt đất hoặc vào một vùng bảo vệ tập thể hành khách.
3.4 Các tuyến tầu điện ngầm về nguyên tắc cần được đặt ngầm, nông hoặc sâu. Khi cắt ngang sông hồ, qua các khu vực không co dân cư, dọc theo các tuyến đường sắt ..., có thể đặt các đoạn nổi trên mặt đất, trên cao trong các hành lang kín hoặc hở.
3.5 Không cho phép xây dựng các tuyến hầm đặt nông, thi công đào mở trên các khu đất bảo tồn, rừng cấm, vườn thực vật, công viên lâm học, công viên rừng và trong các vùng bảo vệ của các di tích lịch sử, văn hóa.
3.6 Để đảm bảo xây dựng các đoạn tuyến hầm đặt nông, phải bố trí các vùng kỹ thuật chiều rộng không nhỏ hơn 40 m. Không cho phép thi công các nhà trong các vùng kỹ thuật này trước khi hoàn thành xây dựng các công trình của tầu điện ngầm.
3.7 Việc đặt các hệ thống kỹ thuật ngầm (đường điện, nước....), trồng cây và bố trí các thảm cỏ trong các vùng kỹ thuật cũng như xây dựng ở giải đất rộng 30m liền kề hai bên ranh giới các vùng kỹ thuật cần phải có sự đồng ý của cơ quan thiết kế tàu điện ngầm.
3.8 Các vị trí giao cắt giữa các tuyến tầu điện ngầm với nhau và với các tuyến đường của các loại hình giao thông khác phải được đặt ở các mức khác nhau.
Tại các vị trí giao cắt của các tuyến đường cần có các đường nhánh nối một chiều.
3.9 Mỗi tuyến tầu điện ngầm phải là đường chạy tầu một chiều. Tại các nút giao thông phức tạp, cho phép đấu chung các tuyến và tổ chức chạy tầu theo hành trình.
3.10 Các tuyến đường tàu điện ngầm phải là đường đôi, hướng đi bên phải.
Mỗi tuyến đường phải có trạm đầu mối, đoạn đường cụt và trạm phục vụ kỹ thuật toa xe.
3.11 Tuyến tầu điện ngầm đầu tiên phải được kết nối với các đường trong mạng đường sắt chung. Khi tăng mạng lưới tầu điện ngầm, cứ mỗi 50 km cần có thêm một kết nối bổ sung với các đường trong mạng đường sắt chung.
3.12 Khi thiết kế đường tầu điện ngầm, cần sử dụng tối đa không gian ngầm để bố trí các công trình hạ tầng đô thị.
3.13 Các thông số cơ bản của các công trình và các trang thiết bị của tuyến đường phải đảm bảo năng lực vận chuyển luợng hành khách tính toán lớn nhất ở các giai đoạn khai thác như sau:
Giai đoạn 1: từ năm thứ nhất đến năm thứ 10;
Giai đoạn 2: từ năm thứ 10 đến năm thứ 20;
Giai đoạn 3: theo thời gian khai thác tính toán (hơn 20 năm).
3.14 Kết cấu các lối vào các công trình ngầm phải loại trừ được khả năng tràn nước vào hầm khi lũ, lụt với xác suất vượt mực nước cao nhất 1 lần trong 300 năm.
3.15 Trên các tuyến tầu điện ngầm, phải có các biện pháp bảo vệ các không gian của các nhà ga cũng như của các nhà nằm dọc tuyến khỏi bị ồn, rung khi tàu chạy, khi các thang cuốn và các thiết bị khác của tàu điện ngầm hoạt động.
3.16 Trong công trình tàu điện ngầm cần có các công trình và thiết bị bổ sung để sử dụng cho mục đích phòng thủ.
3.17 Gần các nhà ga phải bố trí các khu vệ sinh công cộng phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị.
3.18 Nhà cho các nhân viên quản lý-điều hành, khai thác, phục vụ điều độ, cho các bộ phận sửa chữa - lắp ráp, y tế và các bộ phận chuyên môn khác cần được bố trí trên mặt đất.
Các bộ phận liên quan trực tiếp đến phục vụ tuyến đường cần được bố trí tại các nhà ga.
3.19 Các khu vực thương mại, gian trưng bày và các hạng mục phục vụ hành khách khác trong công trình tầu điện ngầm không được phép bố trí ở phía dưới của tầng đặt gian bán vé tại tiền sảnh ga.
Các hạng mục công trình này không được cản trở lưu thông, phục vụ hành khách và không được gây tác động bất lợi đối với công nghệ phục vụ của tàu điện ngầm.
3.20 Các giải pháp kỹ thuật và kỹ thuật mới chưa có trong các tài liệu tiêu chuẩn trong lĩnh vực xây dựng và khai thác tàu điện ngầm chỉ được áp dụng khi có các thử nghiệm khoa học thích hợp được các cơ quan giám định xác nhận.
3.21 Khi thiết kế, xây dựng và cải tạo các công trình tàu điện ngầm cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Các giải pháp kỹ thuật phải đảm bảo không gây sự cố trong quá trình xây dựng và khai thác công trình;
- Sử dụng các vật liệu, thiết bị, các chế phẩm hiện đại, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế có chứng nhận kỹ thuật tương ứng;
- Công nghiệp hoá xây dựng trên cơ sở áp dụng các phương tiện cơ giới hiện đại và tự động hóa quá trình thi công, áp dụng các kết cấu điển hình, chi tiết thiết bị và máy móc phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế;
- Các phương tiện kỹ thuật, giải pháp quy hoạch - không gian công trình ngầm và các điều kiện khai thác phải đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy, an toàn chạy tàu, an toàn cho hành khách trên tầu, trên thang cuốn, trong thang máy, trên sân ga và trong các đường hầm;
- Các giải pháp kỹ thuật phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, quy định bảo hộ lao động cho công nhân và nhân viên phục vụ trong thời gian xây dựng và khai thác;
- Cơ giới hoá và tự động hoá tối đa các quá trình khai thác, nâng cao sự thuận tiện cho việc đi lại của hành khách, nâng cao năng suất lao động của các nhân viên, tuân thủ các nguyên tắc sinh thái và thẩm mỹ kỹ thuật;
- Có biện pháp thích hợp bảo vệ môi trường xung quanh, di tích lịch sử và văn hoá.
Lĩnh vực liên quan
Thông tin tài liệu
Số lượng file 1
Cơ quan soạn thảo Bộ Xây dựng
Loại tài liệu Quy chuẩn
Đăng nhập để theo dõi dự thảoÝ kiến của VCCI
- Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.
Ý kiến về dự thảo ( 3 ý kiến )
Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com
Bạn vui lòng đăng nhập để gửi ý kiến của mình
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản VIBonline vui lòng đăng ký tại đây.