Theo dõi (0)

DỰ THẢO LUẬT SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ

Ngày đăng: 13:47 05-12-2008 | 1819 lượt xem

Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo

Bộ Công Thương

Trạng thái

Đã xong

Đối tượng chịu tác động

N/A,

Phạm vi điều chỉnh

Tóm lược dự thảo

QUỐC HỘI

_________

Luật số: /200…/QH 12

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập Tự do Hạnh phúc

___________________

QUỐC HỘI

NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Khoá …., kỳ họp thứ

(Từ ngày tháng đến ngày tháng năm 200…)

LUẬT SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG

TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X kỳ họp thứ 10;

Luật này quy định về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp, công trình xây dựng dân dụng, giao thông vận tải, trang thiết bị sử dụng năng lượng, sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng tái tạo và các biện pháp nhằm thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động sử dụng năng lượng trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Năng lượng là các loại nhiên liệu và điện năng, nhiệt năng thu được nhờ quá trình chuyển hoá nhiên liệu hoặc chuyển hoá các nguồn năng lượng tái tạo hoặc không tái tạo.

2. Năng lượng tái tạo là nguồn cung cấp năng lượng có thể tái sinh như các vật chất sinh khối (gỗ, củi, trấu, bã mía, chất thải có nguồn gốc động thực vật), khí sinh học, nhiên liệu sinh học, sức nước, sức nóng mặt trời, địa nhiệt, gió, sóng và thuỷ triều.

3. Năng lượng không tái tạo là nguồn cung cấp năng lượng không thể tái sinh như than, dầu thô, khí thiên nhiên và năng lượng hạt nhân.

4. Nhiên liệu là các sản phẩm được sử dụng làm chất đốt như dầu thô, dầu hoả, dầu nặng, các sản phẩm dầu đốt khác, khí hoá lỏng, dầu hoá khí, khí thiên nhiên, than đá, khí than, các sản phẩm làm nhiên liệu khác từ than đá và các nguồn năng lượng tái tạo có thể sử dụng làm chất đốt.

5. Hoạt động sử dụng năng lượng là hoạt động của tổ chức, cá nhân liên quan hoặc trực tiếp sử dụng năng lượng; sản xuất, nhập khẩu, buôn bán phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng và hoat động quản lý chất lượng sản phẩm sử dụng năng lượng lưu thông trên thị trường xét theo khía cạnh hiệu suất năng lượng.

6. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là việc tăng cường quản lý và áp dụng các giải pháp công nghệ và biện pháp kinh tế thích hợp, nhằm giảm tổn thất và giảm lãng phí năng lượng; sử dụng năng lượng hợp lý với hiệu suất cao để giảm mức tiêu thụ năng lượng, giảm chi phí cho hoạt động của các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng mà vẫn đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cho các quá trình sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt đời sống của nhân dân và bảo vệ tốt môi trường.

7. Cơ sở sản xuất công nghiệp là các cơ sở sử dụng năng lượng cho hoạt động chế biến, gia công, sản xuất sản phẩm hàng hoá; sửa chữa máy móc, thiết bị; khai thác mỏ; sản xuất điện năng; sản xuất, cung cấp nhiệt năng.

8. Công trình xây dựng dân dụng là các công trình xây dựng phục vụ cho mục đích thương mại, dịch vụ, khách sạn, trường học, bệnh viện, nhà ở chung cư, trụ sở cơ quan và các mục đích khác theo quy định Luật Xây dựng.

9. Cơ sở vận tải là các cơ sở kinh doanh, hoạt động trong lĩnh vực vận tải có sử dụng các phương tiện để vận tải khách và chuyên chở hàng hoá bằng các phương tiện như ôtô, tàu thuỷ, tàu hoả, tàu điện ngầm, máy bay và các phương tiện khác.

10. Sản phẩm tiết kiệm năng lượng là các trang thiết bị có hiệu suất sử dụng năng lượng cao, mức tiêu thụ năng lượng thấp và các loại vật liệu có hệ số cách nhiệt tốt được thiết kế, chế tạo, sản xuất và thử nghiệm phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài tương đương về mức hiệu suất năng lượng và tổn thất năng lượng[K3] .

11. Tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng tối thiểu (Minimum Energy Performance Standards) là mức tiêu thụ năng lượng thấp nhất đối với trang thiết bị sử dụng năng lượng do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

12. Nhãn năng lượng là nhãn được dán cho các trang, thiết bị sử dụng năng lượng lưu thông trên thị trường, trên nhãn thể hiện các thông tin chi tiết về mức tiêu thụ năng lượng của sản phẩm.

[K4] 13. Cường độ năng lượng là mức tiêu hao năng lượng để sản xuất ra một đơn vị giá trị kinh tế (kgOE/đồng; kWh/đồng...).

14. Hệ số đàn hồi năng lượng là tỉ số giữa tốc độ tăng trưởng năng lượng và tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc gia (GDP), đựơc tính cho từng giai đoạn phát triển.

Điều 4. Chính sách sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để cộng đồng dân cư, hộ gia đình, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội của đất nước vì mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia.

2. Nhà nước có biện pháp quản lý bắt buộc về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp, công trình xây dựng và cơ sở vận tải trọng điểm.

3. Nhà nước sử dụng chính sách giá năng lượng áp dụng cho sinh hoạt, sản xuất và dịch vụ làm đòn bẩy khuyến khích, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

4. Ưu tiên đầu tư phát triển các ngành công nghiệp có hiệu suất sử dụng năng lượng cao, tiết kiệm năng lượng phục vụ mục tiêu sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

5. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân phát triển kinh doanh vận tải khách công cộng, tổ chức vận tải đa phương thức nhằm giảm mức tiêu thụ năng lượng, góp phần bảo vệ môi trường.

6. Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo, đặc biệt đối với các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa nhằm thay thế nguồn năng lượng không tái tạo, đảm bảo mục tiêu an ninh năng lượng và phát triển bền vững.

7. Nhà nước khuyến khích phát triển các dịch vụ tư vấn (mạng lưới các trung tâm tư vấn tiết kiệm năng lượng, các công ty dịch vụ năng lượng) nhằm thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân.

8. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Điều 5. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

1. Nhà nước kiểm soát hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua các biện pháp khuyến khích, quản lý bắt buộc và công nghệ phù hợp..

2. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả không bao gồm các biện pháp cắt giảm nhu cầu năng lượng gây ảnh hưởng xấu cho các quá trình sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt đời sống của nhân dân.

3. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là hoạt động thường xuyên và của toàn xã hội, trách nhiệm và nghĩa vụ của cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.

4. Mọi tổ chức và cá nhân có quyền tố giác các hành vi lãng phí năng lượng.

Điều 6. Kiểm toán năng lượng

1. Kiểm toán năng lượng là hoạt động đo lường, phân tích, tính toán, đánh giá để xác định mức tiêu thụ năng lượng, tiềm năng tiết kiệm năng lượng và đề xuất các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hơn đối với một cơ sở sử dụng năng lượng.

2. Kết quả kiểm toán năng lượng phải do các tổ chức có đủ điều kiện được phép kiểm toán năng lượng thực hiện.

3. Các tổ chức có đủ các điều kiện sau đây được phép thực hiện kiểm toán năng lượng:

a) Có tư cách pháp nhân theo quy định của Pháp luật;

b) Đội ngũ chuyên gia về tiết kiệm năng lượng, công nghệ và phân tích tài chính có kinh nghiệm;

d) Có trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, công cụ đo lường, tính toán, phân tích cần thiết để phục vụ cho việc kiểm toán năng lượng.

3. Nội dung kiểm toán năng lượng đối với cơ sở sử dụng năng lượng bao gồm các công việc chính sau:

a) Khảo sát, đo lường, thu thập số liệu về mức sử dụng năng lượng;

b) Tính toán, đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng;

c) Đề xuất giải pháp tiết kiệm năng lượng;

d) Phân tích hiệu quả đầu tư để thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng.

4. Chính phủ hướng dẫn chi tiết nội dung và điều kiện đối với tổ chức hoạt động kiểm toán năng lượng

Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

1. Sản xuất và bán ra thị trường các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng có mức tiêu thụ năng lượng cao theo quy định của Chính phủ.

2. Nhập khẩu và bán ra thị trường các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng có mức tiêu thụ năng lượng cao đã có quy định cấm nhập khẩu.

3. Mua bán, chuyển nhượng các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc diện phải thải loại.

4. Sử dụng Nhãn tiết kiệm năng lượng và Giấy chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng giả hoặc sai mục đích.

5. Cung cấp thông tin không trung thực làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sử dụng năng lượng.

6. Các hành vi bị cấm khác về sử dụng năng lượng theo quy định của pháp luật.

Lĩnh vực liên quan

Phiên bản 1

Báo cáo thẩm tra Dự án Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Ngày nhập

05/12/2008

Đã xem

1819 lượt xem

Dự thảo 11 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Ngày nhập

05/12/2008

Đã xem

1819 lượt xem

Tờ trình về dự án Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Ngày nhập

05/12/2008

Đã xem

1819 lượt xem

Thông tin tài liệu

Số lượng file 3

Cơ quan soạn thảo Bộ Công Thương

Loại tài liệu Luật

Đăng nhập để theo dõi dự thảo

Ý kiến của VCCI

  • Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.

Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )

Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com