Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư
Ngày đăng: 10:42 29-08-2006 | 1899 lượt xem
Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Trạng thái
Đã xong
Đối tượng chịu tác động
N/A,
Phạm vi điều chỉnh
Tóm lược dự thảo
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU
CỦA LUẬT ĐẦU TƯ
-------------
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
NGHỊ ĐỊNH
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005
về hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh; quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; khuyến khích và ưu đãi đầu tư; quản lý nhà nước về đầu tư tại Việt Nam.
2. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài; hoạt động đầu tư theo hình thức Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao, Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh, Hợp đồng xây dựng - chuyển giao theo quy định riêng của Chính phủ.
3. Hoạt động đầu tư gián tiếp theo hình thức mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; đầu tư thông qua quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không tham gia trực tiếp vào quản lý, điều hành tổ chức kinh tế thì thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Vốn đầu tư" là tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp. Tài sản hợp pháp gồm:
a) Cổ phần, cổ phiếu hoặc các giấy tờ có giá khác của nhà đầu tư;
b) Trái phiếu, khoản nợ và các hình thức vay nợ khác;
c) Các quyền theo hợp đồng, bao gồm hợp đồng chìa khóa trao tay, hợp đồng xây dựng, hợp đồng quản lý, hợp đồng phân chia sản phẩm hoặc doanh thu;
d) Các quyền đòi nợ và quyền theo hợp đồng có giá trị kinh tế;
đ) Công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ bao gồm nhãn hiệu thương mại, kiểu dáng công nghiệp, các sáng chế, tên thương mại, nguồn gốc hoặc tên gọi xuất xứ;
e) Các quyền tô nhượng, bao gồm các quyền đối với thăm dò và khai thác tài nguyên;
g) Bất động sản và quyền đối với bất động sản bao gồm: quyền cho thuê, chuyển nhượng, thế chấp hoặc bảo lãnh;
h) Các khoản lợi tức phát sinh từ hoạt động đầu tư như lợi nhuận, lãi cổ phần, cổ tức, tiền bản quyền và các loại phí;
i) Các tài sản và quyền có giá trị kinh tế khác theo quy định của pháp luật và quy định trong các Điều ước quốc tế mà Việt
2. "Dự án đầu tư mới" gồm: dự án thực hiện lần đầu hoặc dự án đầu tư mới độc lập với dự án đang hoạt động.
3. "Dự án đầu tư mở rộng" là dự án đầu tư đang hoạt động được phát triển mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường tại cơ sở hiện có.
4. “Tiền để thực hiện đầu tư” bao gồm tiền Việt
5. “Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt
Điều 3. Áp dụng pháp luật đầu tư, điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế
1
. Hoạt động đầu tư của nhà đầu tư trên lãnh thổ Việt
2. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
3. Trường hợp pháp luật Việt Nam được ban hành sau khi Việt Nam là thành viên của các điều ước quốc tế có quy định thuận lợi hơn so với điều ước quốc tế thì nhà đầu tư có quyền lựa chọn việc áp dụng theo điều ước quốc tế hoặc pháp luật Việt
Điều 4. Ngôn ngữ sử dụng
Hồ sơ dự án đầu tư và các văn bản chính thức gửi các cơ quan Nhà nước Việt Nam làm bằng tiếng Việt; đối với hồ sơ dự án có vốn đầu tư nước ngoài thì hồ sơ và các văn bản trên làm bằng tiếng Việt hoặc tiếng Việt và tiếng nước ngoài thông dụng; trường hợp có sự khác nhau giữa văn bản tiếng Việt và tiếng nước ngoài thì áp dụng bản tiếng Việt.
Chương II
HÌNH THỨC ĐẦU TƯ
Điều 5. Các hình thức đầu tư
Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam theo các hình thức đầu tư quy định tại Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24, Điều 25 và Điều 26 của Luật Đầu tư và quy định của Nghị định này.
Điều 6. Thành lập tổ chức kinh tế và thực hiện dự án đầu tư
1. Nhà đầu tư trong nước có dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế thì thực hiện việc đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, Nghị định này.
Trường hợp nhà đầu tư có yêu cầu thực hiện dự án đầu tư đồng thời với việc thành lập tổ chức kinh tế thì thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư và đăng ký kinh doanh theo quy định tại khoản 4, 5 Điều 46 của Nghị định này.
2. Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư và thực hiện thủ tục đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Đối với nhà đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại Việt Nam:
a) Trường hợp có dự án đầu tư mới mà không thành lập pháp nhân mới thì chỉ thực hiện thủ tục đầu tư để cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định này;
b) Trường hợp có dự án đầu tư mới gắn với việc thành lập pháp nhân mới thì thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế và thủ tục đầu tư theo quy định tại khoản 2 của Điều này.
Điều 7. Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư
1. Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức 100% vốn của mình để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
2. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam được hợp tác với nhau và/hoặc với nhà đầu tư nước ngoài để thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài mới.
3. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Điều 8. Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài
1. Nhà đầu tư nước ngoài được liên doanh với nhà đầu tư trong nước để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
2. Doanh nghiệp
được thành lập theo khoản 1 Điều này được liên doanh với nhà đầu tư trong nước và/hoặc nhà đầu tư nước ngoài để thành lập mới công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
3. Doanh nghiệp thực hiện đầu tư theo hình thức liên doanh có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Điều 9. Hình thức đầu tư theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh
1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư được ký giữa nhà đầu tư hoặc các nhà đầu tư nước ngoài với nhà đầu tư hoặc các nhà đầu tư trong nước (sau đây gọi tắt là các bên hợp doanh) để tiến hành đầu tư, kinh doanh, trong đó quy định quyền lợi, trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi nhà đầu tư mà không thành lập pháp nhân.
2. Hợp đồng hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí và một số tài nguyên khác theo hình thức hợp đồng phân chia sản phẩm được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan và Luật Đầu tư.
3. Hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký giữa các nhà đầu tư trong nước để tiến hành đầu tư kinh doanh thực hiện theo quy định của pháp luật về hợp đồng kinh tế và pháp luật có liên quan.
Điều 10. Ban điều phối và Văn phòng điều hành thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh
1. Trong quá trình kinh doanh, các Bên hợp doanh có thể thoả thuận thành lập Ban điều phối để thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban điều phối do các Bên hợp doanh thỏa thuận. Ban điều phối không phải là cơ quan lãnh đạo của các Bên hợp doanh.
2. Bên hợp doanh nước ngoài được thành lập Văn phòng điều hành tại Việt Nam để làm đại diện cho mình trong việc thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Văn phòng điều hành của Bên hợp doanh nước ngoài có con dấu, được mở tài khoản, được tuyển dụng lao động, được ký hợp đồng và tiến hành các hoạt động kinh doanh trong phạm vi các quyền và nghĩa vụ quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư và Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Văn phòng điều hành của Bên hợp doanh nước ngoài phải đăng ký tại Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Điều 11. Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập và mua lại doanh nghiệp
1. Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập và mua lại doanh nghiệp để tham gia quản lý hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan và được đối xử bình đẳng không phân biệt trong việc góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.
2. Nhà đầu tư nước ngoài không được góp vốn, mua cổ phần vượt quá các cam kết về tỷ lệ mua, hình thức đầu tư và lộ trình thực hiện quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
3. Nhà đầu tư nước ngoài mua lại, sáp nhập công ty, chi nhánh tại Việt Nam phải tuân thủ quy định về điều kiện tập trung kinh tế của Luật Doanh nghiệp và pháp luật về cạnh tranh. Doanh nghiệp nhận sáp nhập, mua lại kế thừa các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập và mua lại, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Điều 12. Đầu tư thành lập công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài
1. Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài là công ty do nhà đầu tư nước ngoài thành lập, tổ chức hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
2. Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Điều 13. Chuyển đổi hình thức đầu tư của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài hoặc Luật Đầu tư có thể chuyển đổi hình thức đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.
2. Việc chuyển đổi hình thức đầu tư của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải bảo đảm phù hợp với cam kết trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Chương III
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ
Điều 14. Quyền tự chủ đầu tư, kinh doanh
1. Nhà đầu tư có quyền tự chủ đầu tư, kinh doanh theo quy định tại Điều 13 của Luật Đầu tư, trừ các trường hợp đầu tư, kinh doanh trong những lĩnh vực, ngành nghề cấm đầu tư, cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Đối với những lĩnh vực đầu tư có điều kiện, nhà đầu tư có quyền tự chủ đầu tư, kinh doanh nếu đáp ứng các điều kiện mà pháp luật quy định cho các lĩnh vực, ngành nghề đó.
Điều 15. Quyền tiếp cận, sử dụng nguồn vốn tín dụng, đất đai, tài nguyên
1. Nhà đầu tư có quyền bình đẳng trong tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn tín dụng, sử dụng đất đai và tài nguyên theo quy định của pháp luật.
2. Việc cho vay tín dụng và các hỗ trợ khác của nhà nước được căn cứ trên cơ sở tính khả thi của dự án theo quy định của pháp luật về tín dụng và hỗ trợ đầu tư.
Điều 16. Quyền về sử dụng lao động, tiền lương và hoạt động của tổ chức công đoàn
1. Nhà đầu tư có quyền thuê lao động trong nước; thuê lao động nước ngoài làm công việc quản lý, lao động kỹ thuật, chuyên gia theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.
2. Tiền lương của người lao động do nhà đầu tư và người lao động thỏa thuận theo quy định của pháp luật về lao động và trả bằng đồng Việt Nam; mức lương tối thiểu theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Hoạt động của tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện theo quy định của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và pháp luật có liên quan.
Điều 17. Quyền xuất khẩu, nhập khẩu, quảng cáo, tiếp thị, gia công và gia công lại liên quan đến hoạt động đầu tư
1. Nhà đầu tư được trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu, ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu, quảng cáo, tiếp thị, gia công và gia công lại hàng hoá liên quan đến hoạt động quy định tại Điều 15 của Luật Đầu tư.
2. Nhà đầu tư được quyền đầu tư trong lĩnh vực nhập khẩu, phân phối và dịch vụ thương mại khác phù hợp với quy định của Luật Đầu tư, Luật Thương mại và theo lộ trình cam kết trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Điều 18. Quyền mở tài khoản và mua ngoại tệ
1. Nhà đầu tư được mở tài khoản bằng tiền Việt Nam và tiền nước ngoài tại Ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam.
Trong trường hợp được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận, nhà đầu tư được phép mở tài khoản tại ngân hàng ở nước ngoài.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cụ thể về điều kiện, thủ tục mở và đóng tài khoản tại các ngân hàng trong nước và nước ngoài.
2. Nhà đầu tư được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được quyền kinh doanh ngoại tệ để đáp ứng cho giao dịch vãng lai, giao dịch vốn và các giao dịch khác theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
3. Chính phủ hỗ trợ cân đối ngoại tệ trong trường hợp các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ không đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ của nhà đầu tư đối với một số dự án quan trọng trong các lĩnh vực sau đây:
a) Năng lượng;
b) Xử lý chất thải;
c) Đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng giao thông.
4. Đối với dự án trong các lĩnh vực quy định tại khoản 3 của Điều này, tùy theo tính chất của dự án, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bảo đảm cân đối ngoại tệ cho nhà đầu tư và quy định trong Giấy chứng nhận đầu tư.
Điều 19. Việc sử dụng đất và thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
1. Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố công khai về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để nhà đầu tư biết về quỹ đất cho phát triển đầu tư; bảo đảm không phân biệt trong việc tiếp cận quyền sử dụng đất của nhà đầu tư.
2. Nhà đầu tư được thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt
Điều 20. Các quyền khác của nhà đầu tư
1. Hưởng các ưu đãi đầu tư theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
2. Tiếp cận, sử dụng các dịch vụ công theo nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư.
3. Được lựa chọn hình thức đầu tư, quy mô đầu tư, tỷ lệ vốn đầu tư, quyết định hoạt động đầu tư, kinh doanh của mình, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt
4. Tiếp cận các văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến đầu tư; các dữ liệu của nền kinh tế quốc dân, của từng khu vực kinh tế và các thông tin kinh tế - xã hội khác có liên quan đến hoạt động đầu tư.
5. Tham gia góp ý kiến về pháp luật, chính sách liên quan đến đầu tư ngay trong quá trình soạn thảo theo quy định của pháp luật.
6. Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Quyền của nhà đầu tư đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và quyền của nhà đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng
1. Ngoài các quyền quy định tại các Điều 14, 15, 16, 17, 18, 19 và 20 của Nghị định này, nhà đầu tư đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế còn có các quyền sau:
a) Được chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê đất, thuê lại đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế của doanh nghiệp đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng để xây dựng nhà xưởng, văn phòng và các công trình kiến trúc phục vụ sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Thuê hoặc mua nhà xưởng, văn phòng, kho bãi xây sẵn trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế để phục vụ sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ theo hợp đồng ký kết với doanh nghiệp đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng;
c) Sử dụng có trả tiền đối với các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng bao gồm: hệ thống đường giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc, xử lý nước thải và chất thải và các dịch vụ chung khác trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế theo hợp đồng ký kết với các doanh nghiệp đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng.
2.Nhà đầu tư đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế có quyền:
a) Được chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê đất, cho thuê lại đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong
khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế
cho nhà đầu tư để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Thu phí sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng, các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng trong
khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế
do doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng đầu tư theo hợp đồng ký kết với bên thuê;
c) Xây dựng nhà xưởng, văn phòng, kho bãi trong
khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế
để bán hoặc cho thuê;
d) Định giá cho thuê đất, giá cho thuê lại đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, phí sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng trong
khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế;
định giá cho thuê hoặc bán nhà xưởng, văn phòng, kho bãi và tiền dịch vụ.
Điều 22. Quyền của nhà đầu tư về bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật, chính sách
1. Trường hợp pháp luật, chính sách mới ban hành làm ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích hợp pháp mà nhà đầu tư đã được hưởng trước khi quy định của pháp luật, chính sách mới đó có hiệu lực thì nhà đầu tư được bảo đảm hưởng các ưu đãi như quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư hoặc được giải quyết bằng một, một số hoặc các biện pháp sau:
a) Tiếp tục hưởng các quyền và ưu đãi;
b) Được khấu trừ thiệt hại vào thu nhập chịu thuế; được giảm, miễn giảm thuế theo quy định của pháp luật;
c) Được điều chỉnh mục tiêu của dự án;
d) Được xem xét bồi thường trong một số trường hợp cần thiết.
2. Đối với biện pháp bồi thường nêu tại điểm d khoản 1 Điều này, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể việc bảo đảm lợi ích của nhà đầu tư do việc thay đổi pháp luật, chính sách ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích của nhà đầu tư.
3. Trường hợp dự án được tiếp tục hưởng các ưu đãi đầu tư đã ghi trong Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư có quy định trái với cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế.
Điều 23. Nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà đầu tư
1. Nghĩa vụ của nhà đầu tư:
a) Tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư; thực hiện hoạt động đầu tư theo đúng nội dung đăng ký đầu tư, nội dung quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư;
b) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
c) Thực hiện quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán và thống kê;
d) Thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm, lao động; tôn trọng danh dự, nhân phẩm, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người lao động;
đ) Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động thành lập, tham gia tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
e) Thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
g) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm của nhà đầu tư:
a) Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung đăng ký đầu tư, hồ sơ dự án đầu tư và tính hợp pháp của các văn bản trong hồ sơ dự án đầu tư;
b) Báo cáo hoạt động đầu tư định kỳ trong phạm vi các nội dung được quy định trong Nghị định này và pháp luật có liên quan cho cơ quan nhà nước quản lý đầu tư;
c) Cung cấp các tài liệu, thông tin liên quan đến nội dung kiểm tra, giám sát và thanh tra hoạt động đầu tư cho các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật.
Chương IV
LĨNH VỰC, ĐỊA BÀN ĐẦU TƯ, ƯU ĐÃI VÀ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ
Mục I
ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ
Điều 24. Lĩnh vực ưu đãi đầu tư
1. Lĩnh vực ưu đãi đầu tư được quy định tại Điều 27 của Luật Đầu tư bao gồm lĩnh vực ưu đãi đầu tư và lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư.
2. Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư được quy định tại Phụ lục A ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư quy định tại khoản 1 của Điều này được hưởng mức ưu đãi như địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Điều 25. Địa bàn ưu đãi đầu tư
1. Địa bàn ưu đãi đầu tư được quy định tại Điều 28 của Luật Đầu tư.
2. Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn được quy định tại Phụ lục B ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 26. Lĩnh vực đầu tư có điều kiện, lĩnh vực cấm đầu tư
1. Lĩnh vực đầu tư có điều kiện, lĩnh vực cấm đầu tư được quy định tại Điều 29, Điều 30 của Luật Đầu tư.
2. Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài và Danh mục lĩnh vực cấm đầu tư được quy định tại Phụ lục C và Phụ lục D ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 27. Đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư
1. Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư thuộc danh mục lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định này được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và pháp luật có liên quan.
2. Việc ưu đãi đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với dự án đầu tư theo hình thức đầu tư phát triển kinh doanh quy định tại Điều 24 của Luật Đầu tư nếu dự án đầu tư đó thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư quy định tại Nghị định này.
Điều 28. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu
1. Nhà đầu tư có dự án đầu tư thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định này được hưởng thuế suất ưu đãi, thời hạn hưởng thuế suất ưu đãi, thời gian miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Nhà đầu tư có dự án đầu tư thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định này được miễn thuế nhập khẩu hàng hóa để tạo tài sản cố định theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Điều 29. Ưu đãi về thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và thuê mặt nước
Nhà đầu tư được nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất; giao đất có thu tiền sử dụng đất thuộc danh mục lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định này được miễn, giảm thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và thuê mặt nước và thời hạn miễn, giảm theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về thuế.
Điều 30. Thủ tục thực hiện ưu đãi đầu tư
Thủ tục thực hiện ưu đãi đầu tư theo quy định tại Điều 38 của Luật Đầu tư.
Điều 31. Điều chỉnh, bổ sung ưu đãi đầu tư
1. Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, nếu nhà đầu tư đáp ứng thêm điều kiện ưu đãi đầu tư thì nhà đầu tư có quyền đề nghị cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh, bổ sung ưu đãi đầu tư trong Giấy chứng nhận đầu tư đã cấp.
2. Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, nếu thực tế nhà đầu tư không đạt điều kiện để được hưởng ưu đãi đầu tư thì không được hưởng ưu đãi.
3. Cơ quan quản lý nhà nước thực hiện ưu đãi đầu tư cho nhà đầu tư có trách nhiệm thông báo cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư về việc nhà đầu tư không đạt điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư.
Điều 32. Áp dụng ưu đãi đối với các dự án đầu tư
1. Nhà đầu tư đang được hưởng các ưu đãi theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Hợp tác xã và các luật thuế được tiếp tục hưởng các ưu đãi đầu tư theo Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư đã cấp.
2. Trường hợp dự án đầu tư thực hiện trước ngày Luật Đầu tư có hiệu lực thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư quy định tại Nghị định này thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư cho thời gian ưu đãi còn lại kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
3. Trường hợp pháp luật, chính sách mới được ban hành có các quyền lợi và ưu đãi cao hơn so với quyền lợi ưu đãi mà nhà đầu tư đã được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được hưởng các quyền lợi, ưu đãi cho thời gian ưu đãi còn lại (nếu có) theo quy định mới kể từ ngày pháp luật, chính sách mới đó có hiệu lực.
Mục II
HỖ TRỢ ĐẦU TƯ
Điều 33. Hỗ trợ chuyển giao công nghệ
1. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên chuyển giao công nghệ, bao gồm cả việc góp vốn bằng công nghệ, để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật về chuyển giao công nghệ.
Giá trị công nghệ dùng để góp vốn hoặc công nghệ chuyển giao do các bên thoả thuận và được quy định trong hợp đồng chuyển giao công nghệ.
2. Nhà nước khuyến khích việc chuyển giao vào Việt Nam công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn và các công nghệ để tạo ra sản phẩm mới, nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, tài nguyên thiên nhiên; khuyến khích hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ công nghệ.
3. Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, Chính phủ có những chương trình hỗ trợ về nghiên cứu, triển khai và chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các dự án công nghệ cao, công nghệ mới.
4. Quyền và nghĩa vụ của các bên chuyển giao công nghệ, trình tự thủ tục chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
Điều 34. Hỗ trợ đào tạo
1. Nhà nước khuyến khích lập quỹ hỗ trợ đào tạo từ nguồn vốn góp và tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài:
a) Quỹ hỗ trợ đào tạo được thành lập không vì mục đích lợi nhuận; được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
b) Chi phí đào tạo của tổ chức kinh tế được tính vào chi phí xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Nhà nước hỗ trợ từ nguồn ngân sách cho việc đào tạo lao động trong các tổ chức kinh tế thông qua các kế hoạch, chương trình trợ giúp đào tạo.
3. Chính phủ có kế hoạch, chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm thúc đẩy, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Điều 35. Hỗ trợ và khuyến khích cho đầu tư phát triển và hỗ trợ dịch vụ đầu tư
1. Chính phủ hỗ trợ cho đầu tư phát triển đối với những dự án đáp ứng đủ các tiêu chí sau:
a) Các dự án thuộc một số ngành, lĩnh vực quan trọng trong chương trình kinh tế lớn có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững nhưng ngân sách nhà nước không cấp phát và ngân hàng thương mại không cho vay theo điều kiện thông thường vì rủi ro;
b) Phù hợp với chủ trương và chính sách của pháp luật hiện hành;
c) Phù hợp với cam kết quốc tế.
2. Các hình thức hỗ trợ tín dụng đầu tư phát triển bao gồm:
a) Cho vay trực tiếp;
b) Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư;
c) Bảo lãnh tín dụng đầu tư.
3. Nhà nước khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân không phân biệt các thành phần kinh tế tiến hành các dịch vụ hỗ trợ đầu tư sau đây:
a) Tư vấn đầu tư, tư vấn quản lý;
b) Tư vấn về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ;
c) Dạy nghề, đào tạo kỹ thuật, kỹ năng quản lý;
d) Cung cấp thông tin về thị trường, thông tin khoa học - kỹ thuật, công nghệ và các thông tin kinh tế, xã hội khác mà nhà đầu tư yêu cầu;
đ) Tiếp thị, xúc tiến đầu tư và thương mại;
e) Thành lập, tham gia các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
g) Thành lập các trung tâm thiết kế, thử nghiệm để hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Điều 36. Hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao
1. Chính phủ hỗ trợ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật đến hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
2. Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các bộ, cơ quan ngang bộ và
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh)
lập kế hoạch đầu tư và tổ chức xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao thuộc phạm vi quản lý, bao gồm:
a) Hỗ trợ xây dựng đường giao thông vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
b) Chính phủ khuyến khích và có chính sách ưu đãi các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân và các công trình kết cấu hạ tầng xã hội;
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển các công trình trên và cân đối nguồn hỗ trợ từ ngân sách địa phương;
c) Chính phủ khuyến khích và có chính sách ưu đãi các doanh nghiệp có chức năng đầu tư xây dựng và kinh doanh các công trình cấp điện, cấp và thoát nước, thông tin liên lạc đến chân hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
Điều 37. Hỗ trợ đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng trong hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất
1. Đối với một số địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, Thủ tướng Chính phủ quy định các điều kiện, nguyên tắc, hạn mức và hạng mục công trình được hỗ trợ một phần vốn ngân sách cho địa phương để cùng với nhà đầu tư xây dựng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng trong hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc sử dụng vốn ngân sách địa phương để hỗ trợ nhà đầu tư đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Điều 38. Phương thức đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu chế xuất
1. Tuỳ theo quy mô và tính chất, khu công nghiệp, khu chế xuất có thể do một hoặc nhiều chủ đầu tư tham gia đầu tư xây dựng - kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu chế xuất nhưng phải đảm bảo tính thống nhất của quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất đã được phê duyệt và phân định rõ quyền lợi, nghĩa vụ của từng chủ đầu tư.
2. Đối với những địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp có thu để làm chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu chế xuất.
Điều 39. Hỗ trợ đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghệ cao
1. Chính phủ dành nguồn vốn đầu tư từ ngân sách và tín dụng ưu đãi để hỗ trợ đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngoài các khu chức năng trong khu kinh tế và các công trình dịch vụ, tiện ích công cộng quan trọng.
2. Đối tượng được hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách theo chương trình mục tiêu hỗ trợ đầu tư quốc gia, bao gồm:
a) Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội quan trọng ngoài các khu chức năng trong khu kinh tế;
b) Bồi thường giải phóng mặt bằng trong các khu chức năng và tái định cư, tái định canh cho các hộ gia đình bị thu hồi đất;
c) Các công trình xử lý nước thải và chất thải tập trung của các khu chức năng.
3. Tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước: ngoài các đối tượng nêu ở khoản 2 Điều này được hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, việc đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng khu kinh tế được hỗ trợ tín dụng ưu đãi theo quy định.
4. Chính phủ khuyến khích và có chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của khu kinh tế.
5. Thủ tướng Chính phủ quyết định phương thức huy động các nguồn vốn khác để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của khu kinh tế.
6. Việc hỗ trợ đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng khu công nghệ cao được thực hiện theo Quy chế khu công nghệ cao do Chính phủ ban hành.
Điều 40. Thị thực xuất cảnh, nhập cảnh
Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư, người quản lý, chuyên gia và lao động kỹ thuật là người nước ngoài làm việc thường xuyên trong dự án đầu tư tại Việt Nam và các thành viên gia đình họ được cấp thị thực xuất cảnh, nhập cảnh nhiều lần. Thời hạn của thị thực tối đa là năm năm cho mỗi lần cấp.
Chương V
THỦ TỤC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
Mục I
THẨM QUYỀN CHẤP THUẬN VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ
Điều 41. Dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư
Thủ tướng Chính phủ chấp thuận việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án sau:
1. Các dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn, quy mô đầu tư trong những lĩnh vực sau:
a) Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không;
b) Xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia;
c) Thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm;
d
) Phát thanh, truyền hình;
đ) Đầu tư kinh doanh casino;
e) Sản xuất thuốc lá điếu;
g) Đầu tư thành lập các cơ sở đào tạo trình độ đại học, trên đại học;
h) Đầu tư thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.
2.
Dự án đầu tư không thuộc quy định tại khoản 1 của Điều này và có quy mô vốn đầu tư từ 1.500 tỷ đồng Việt Nam trở lên trong những lĩnh vực sau:
a) Đầu tư kinh doanh điện, khai thác chế biến khoáng sản, luyện kim, chế biến dầu khí;
b) Đường sắt, đường bộ;
c) Sản xuất kinh doanh rượu, bia;
3.
Dự án có vốn đầu tư nước ngoài
trong các lĩnh vực sau:
a) Kinh doanh vận tải biển;
b) Dịch vụ bưu chính và chuyển phát; dịch vụ viễn thông và truyền dẫn sóng;
c) Báo chí, xuất bản;
d) Thành lập cơ sở nghiên cứu khoa học độc lập.
4.
Trường hợp các dự án đầu tư nêu tại Điều này nằm trong quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và đáp ứng các điều kiện trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư, không phải trình Thủ tướng Chính phủ để chấp thuận đầu tư.
Điều 42. Dự án do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc chứng nhận đăng ký đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế trong các trường hợp sau:
1. Dự án đầu tư nêu tại Điều 41 của Nghị định này sau khi đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
2. Dự án đầu tư không quy định tại Điều 41, Điều 43, khoản 1 Điều 44 của Nghị định này.
Điều 43. Dự án do Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp Giấy chứng nhận đầu tư
Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế (sau đây gọi là Ban quản lý) thực hiện việc chứng nhận đăng ký đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế đối với dự án như sau:
1. Dự án đầu tư quy định tại Điều 41 của Nghị định này sau khi đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
2. Dự án đầu tư không quy định tại Điều 41, Điều 42, khoản 1 Điều 44 của Nghị định này.
Điều 44.
Thẩm quyền của bộ, ngành kinh tế - kỹ thuật đối với việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư
1. Đối với hoạt động đầu tư được quy định trong pháp luật chuyên ngành thì các bộ, ngành cóthẩm quyền cấp phép hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó.
2. Các bộ, ngành kinh tế - kỹ thuật thẩm tra việc đáp ứng các điều kiện, quy hoạch đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định tại Điều 29 của Luật Đầu tư, Phụ lục C ban hành kèm theo Nghị định này và Điều 82 của Luật Đầu tư.
Điều 45. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư, nơi nhà đầu tư thực hiện dự án, tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư quy định tại Điều 42 của Nghị định này.
2. Ban Quản lý, nơi nhà đầu tư thực hiện dự án, tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư quy định tại Điều 43 của Nghị định này.
3. Việc tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư đối với dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn chưa có quy định thuộc quản lý hành chính của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện theo phân công của Thủ tướng Chính phủ.
4. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư hướng dẫn và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định của Nghị định này.
Điều 46. Chứng nhận đầu tư và Giấy chứng nhận đầu tư
1. Căn cứ vào lĩnh vực, quy mô của dự án đầu tư quy định tại Luật Đầu tư, Nghị định này, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy trình đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
2. Mẫu đăng ký đầu tư và mẫu Giấy chứng nhận đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
3. Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
a) Tên, địa chỉ của nhà đầu tư;
b) Địa điểm thực hiện dự án đầu tư; diện tích đất sử dụng;
c) Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư;
d) Tổng vốn đầu tư;
đ) Thời hạn thực hiện dự án, tiến độ thực hiện dự án đầu tư;
e) X
ác nhận
các ưu đãi và hỗ trợ đầu tư (nếu có).
4. Trường hợp dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế, thì Giấy chứng nhận đầu tư được cấp bao gồm nội dung quy định tại khoản 3 Điều này và nội dung đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
5. Nhà đầu tư trong nước có dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế thì được lựa chọn thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 50 của Luật Đầu tư hoặc thực hiện theo thủ tục quy định tại khoản 4 Điều này. Sau khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư phải gửi bản chính Giấy chứng nhận đầu tư và hồ sơ cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính.
Mục II
CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ
Điều 47. Dự án đầu tư trong nước không phải đăng ký đầu tư
1. Các dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư dưới mười lăm tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư.
2. Trường hợp nhà đầu tư trong nước có nhu cầu xác nhận ưu đãi đầu tư hoặc
có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đầu tư
thì thực hiện thủ tục đăng ký để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư như quy định tại Điều 48 của Nghị định này.
Điều 48. Đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước
1. Thủ tục đăng ký đầu tư được áp dụng đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ mười lăm tỷ đồng Việt Nam đến dưới ba trăm tỷ đồng Việt Nam đối với các trường hợp sau:
a) Dự án không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định tại Điều 29 của Luật Đầu tư;
b) Dự án không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 41 của Nghị định này.
2. Nhà đầu tư đăng ký đầu tư theo mẫu tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư quy định tại Điều 45 của Nghị định này.
3. Trường hợp nhà đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đầu tư và yêu cầu xác nhận ưu đãi đầu tư thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư căn cứ vào nội dung đăng ký đầu tư để cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận bản đăng ký.
Điều 49. Đăng ký đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài
Dự án có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 46 của Luật Đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư như sau:
1. Hồ sơ đăng ký đầu tư gồm:
a) Bản đăng ký đầu tư theo mẫu;
b) Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh;
c) Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm).
2. Đối với trường hợp dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế, ngoài hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, nhà đầu tư phải nộp kèm theo:
a) Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan;
b) Hợp đồng liên doanh đối với hình thức thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký đầu tư và hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư kiểm tra
tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký đầu tư,
hồ sơ đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp thành lập tổ chức kinh tế gắn với dự án đầu tư) cấp Giấy chứng nhận đầu tư mà không được yêu cầu bổ sung giấy tờ nào khác.
4. Trong thời hạn 07 ngày sau khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư sao gửi Giấy chứng nhận đầu tư đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật có liên quan.
Điều 50. Thủ tục thẩm tra đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ ba trăm tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện
1. Hồ sơ gồm có:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo mẫu;
b) Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư (đối với nhà đầu tư là tổ chức thì nộp bản sao quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác; đối với nhà đầu tư là cá nhân thì nộp bản sao hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân);
c) Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư
(do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm);
d) Giải trình kinh tế - kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất và giải pháp công nghệ và giải pháp về môi trường;
đ) Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh;
2. Đối với trường hợp dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế, ngoài hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, nhà đầu tư phải nộp kèm theo:
a) Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật doanh nghiệp và pháp luật có liên quan;
b) Hợp đồng liên doanh đối với hình thức thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
3. Nội dung thẩm tra:
a) S
ự phù hợp với quy hoạch kết cấu hạ tầng - kỹ thuật, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng khoáng sản và các nguồn tài nguyên khác.
Đối với dự án đầu tư chưa có trong quy hoạch nêu trên, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư có trách nhiệm lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương có liên quan;
b) Nhu cầu sử dụng đất: diện tích, loại đất, tiến độ sử dụng đất;
c) Tiến độ thực hiện dự án: tiến độ thực hiện vốn đầu tư, tiến độ xây dựng và tiến độ thực hiện các mục tiêu của dự án;
d) Giải pháp về môi trường: đánh giá các yếu tố tác động đến môi trường và giải pháp xử lý phù hợp với quy định của pháp luật về môi trường.
Điều 51. Thủ tục thẩm tra đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới ba trăm tỷ đồng Việt Nam và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện
1. Hồ sơ dự án gồm:
a) Hồ sơ theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 49 của Nghị định này;
b) Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng khi tham gia thị trường quy định đối với
dự án thuộc lĩnh vực đầu tư nêu
tại Điều 29 của Luật Đầu tư, Phụ lục C ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Nội dung thẩm tra:
a) Thẩm tra khả năng đáp ứng các điều kiện quy định tại Luật Đầu tư và các quy định của pháp luật có liên quan.
Các Bộ, ngành kinh tế - kỹ thuật có liên quan chịu trách nhiệm thẩm tra các điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện nêu tại Điều 29 của Luật Đầu tư và các dự án đầu tư nước ngoài quy định tại Phụ lục C ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp các điều kiện của dự án đầu tư đã được quy định cụ thể tại các văn bản pháp luật có liên quan hoặc quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư quyết định việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư, mà không cần lấy ý kiến thẩm tra của các Bộ, ngành liên quan;
b) Đối với dự án đầu tư trong nước, nếu dự án đã đáp ứng các điều kiện đầu tư theo quy định của pháp luật thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư quyết định việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy trình đăng ký đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 48 của Nghị định này.
3. Căn cứ lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định tại Điều 29 của Luật Đầu tư, các bộ, ngành kinh tế- kỹ thuật có liên quan quy định điều kiện mà nhà đầu tư phải đáp ứng khi gia nhập thị trường đầu tư và trình Chính phủ xem xét trước khi ban hành.
Điều 52. Thủ tục thẩm tra đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ ba trăm tỷ đồng Việt Nam trở lên và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện
1. Hồ sơ gồm có:
a) Hồ sơ theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 50 của Nghị định này;
b) Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng khi tham gia thị trường quy định đối với
dự án thuộc lĩnh vực đầu tư nêu
tại Điều 29 của Luật Đầu tư, Phụ lục C ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Nội dung thẩm tra theo quy định tại khoản 3 Điều 50 và khoản 2 Điều 51 của Nghị định này.
Điều 53. Quy trình thẩm tra dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ
1. Nhà đầu tư nộp 10 bộ hồ sơ, trong đó ít nhất có 01 bộ hồ sơ gốc.
2. Trong thời hạn 03 ngày, cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm tra của các Bộ, ngành có liên quan.
Trường hợp hồ sơ dự án không hợp lệ, gửi thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư để sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được hỏi ý kiến thực hiện việc thẩm tra, có ý kiến bằng văn bản và chịu trách nhiệm về những vấn đề của dự án thuộc chức năng quản lý của mình.
4. Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư tổng hợp ý kiến; thẩm tra và lập báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề cần xin ý kiến.
Trường hợp dự án đã có trong quy hoạch hoặc đã quy định điều kiện đầu tư, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư căn cứ ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ, ngành có liên quan để cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
5. Trong thời hạn 10 ngày kể từ khi nhận được báo cáo thẩm tra trình Thủ tướng Chính phủ của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ban quản lý, Văn phòng Chính phủ thông báo bằng văn bản ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về dự án đầu tư.
Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ban quản lý cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
6. Trường hợp dự án đầu tư không được chấp thuận, cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư gửi thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do.
7. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư, cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư sao gửi Giấy chứng nhận đầu tư đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bộ, ngành kinh tế - kỹ thuật và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan.
Điều 54. Quy trình thẩm tra dự án đầu tư thuộc diện thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư
1. Nhà đầu tư nộp cho Sở Kế hoạch và Đầu tư 8 bộ hồ sơ, trong đó có 1 bộ hồ sơ gốc (đối với dự án do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư); nộp cho Ban quản lý 4 bộ hồ sơ, trong đó có 1 bộ hồ sơ gốc (đối với dự án do Ban quản lý cấp Giấy chứng nhận đầu tư).
2. Trong thời hạn 03 ngày, cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành có liên quan.
Trường hợp hồ sơ dự án không hợp lệ, gửi thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư để sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được hỏi ý kiến thực hiện việc thẩm tra, có ý kiến bằng văn bản và chịu trách nhiệm về những vấn đề của dự án thuộc chức năng quản lý của mình.
4. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp ý kiến; thẩm tra và lập báo cáo trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Trong thời hạn 05 ngày, Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Đối với dự án do Ban quản lý cấp Giấy chứng nhận đầu tư, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban quản lý tổng hợp ý kiến các cơ quan được hỏi ý kiến để quyết định cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Trường hợp dự án đầu tư không được chấp thuận, cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư gửi thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do.
5. Trong thời hạn 07 ngày sau khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư, cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư sao gửi Giấy chứng nhận đầu tư đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bộ, ngành kinh tế - kỹ thuật và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan.
Mục III
ĐIỀU CHỈNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Điều 55. Điều chỉnh dự án đầu tư
1
. Nhà đầu tư khi điều chỉnh dự án đầu tư liên quan đến mục tiêu, quy mô, địa điểm, hình thức, vốn, thời hạn, điều kiện thực hiện dự án
phải làm thủ tục tại Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư nêu tại Điều 45 Nghị định này để điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Việc điều chỉnh dự án đầu tư thực hiện theo một trong các quy trình sau:
a) Điều chỉnh dự án đầu tư mà không phải làm thủ tục đăng ký điều chỉnh hoặc thẩm tra điều chỉnh;
b) Điều chỉnh dự án đầu tư theo quy trình đăng ký điều chỉnh;
c) Điều chỉnh dự án đầu tư theo quy trình thẩm tra điều chỉnh.
3. Điều chỉnh dự án đầu tư mà không phải làm thủ tục
đăng ký điều chỉnh hoặc thẩm tra điều chỉnh đối với trường hợp sau:
a)
Các dự án đầu tư trong nước sau khi điều chỉnh có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện;
b) Các dự án đầu tư trong nước sau khi điều chỉnh có thay đổi quy mô dưới 300 tỷ đồng Việt Nam; các dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện nhưng không thay đổi điều kiện quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư đã cấp.
Điều 56. Đăng ký, thẩm tra điều chỉnh dự án đầu tư
1. Dự án đầu tư thuộc diện đăng ký điều chỉnh như sau:
a)
Dự án có vốn đầu tư nước ngoài sau khi điều chỉnh có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện; Dự án đầu tư trong nước không thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ sau khi điều chỉnh không thay đổi mục tiêu, địa điểm, điều kiện của dự án đầu tư.
b) Hồ sơ đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư gồm:
- Văn bản đăng ký chứng nhận những nội dung điều chỉnh dự án đầu tư;
- Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư;
- Bản sửa đổi, bổ sung Hợp đồng liên doanh hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc Điều lệ doanh nghiệp (đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài);
c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư đổi Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư.
2.Dự án đầu tư thuộc diện thẩm tra điều chỉnh:
a)
Dự án có vốn đầu tư nước ngoài thuộc diện thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư; các dự án có nội dung điều chỉnh
liên quan điều kiện thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện hoặc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
b)
Hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư: giải trình lý do điều chỉnh; những thay đổi so với nội dung đã thẩm tra khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
- Báo cáo tình hình thực hiện dự án đến thời điểm điều chỉnh dự án;
- Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư;
- Bản sửa đổi, bổ sung Hợp đồng liên doanh hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc Điều lệ doanh nghiệp (đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài);
c) Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư tổ chức thẩm tra những nội dung điều chỉnh và đổi Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
d) Trường hợp dự án đầu tư sau khi điều chỉnh trở thành dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ đối với lĩnh vực đầu tư chưa có trong quy hoạch hoặc chưa có các quy định điều kiện đầu tư, thì Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư trình xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ trước khi điều chỉnh, bổ sung nội dung Giấy chứng nhận đầu tư;
đ) Trường hợp nội dung điều chỉnh liên quan đến lĩnh vực đầu tư có điều kiện, thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư lấy ý kiến thẩm tra của Bộ, ngành có liên quan trước khi điều chỉnh, bổ sung nội dung Giấy chứng nhận đầu tư.
Mục IV
HỒ SƠ BỔ SUNG ĐỐI VỚI DỰ ÁN CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Điều 57. Hồ sơ bổ sung đối với dự án đầu tư nước ngoài
Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu có dự án đầu tư tại Việt Nam, ngoài các hồ sơ quy định tại Mục II của Chương này còn phải kèm theo Điều lệ doanh nghiệp, Hợp đồng liên doanh hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh với các nội dung quy định tại các Điều 58, 59, 60 và Điều 61 của Nghị định này.
Điều 58. Điều lệ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
1. Điều lệ doanh nghiệp phải có các nội dung quy định tại Điều 22 của Luật Doanh nghiệp.
2. Ngoài nội dung quy định tại khoản 1 của Điều này, nội dung Điều lệ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải có các nội dung:
a) Thời hạn hoạt động của dự án;
b) Tiến độ thực hiện dự án, tiến độ góp vốn.
3. Điều lệ doanh nghiệp phải do đại diện được ủy quyền của các nhà đầu tư hoặc của các bên liên doanh ký vào từng trang, ký đầy đủ vào cuối Điều lệ.
Điều 59. Nội dung của Hợp đồng liên doanh
Hợp đồng liên doanh phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân đầu tư tham gia liên doanh và người đại diện theo pháp luật của các Bên liên doanh; tên, địa chỉ của Doanh nghiệp liên doanh.
2. Loại hình doanh nghiệp.
3. Lĩnh vực, ngành nghề và phạm vi kinh doanh.
4. Vốn điều lệ, phần góp vốn của mỗi bên, phương thức, tiến độ góp vốn điều lệ
, tiến độ thực hiện dự án
.
5. Thời hạn hoạt động của dự án.
6. Địa điểm thực hiện dự án.
7. Quyền và nghĩa vụ của các Bên liên doanh.
8. Các nguyên tắc quản lý tài chính; phân chia lợi nhuận và xử lý lỗ trong kinh doanh.
9. Thể thức sửa đổi và chấm dứt hợp đồng, điều kiện chuyển nhượng, điều kiện chấm dứt hoạt động, giải thể doanh nghiệp.
10. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
Ngoài các nội dung trên, các Bên liên doanh có thể thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật trong Hợp đồng liên doanh.
Hợp đồng liên doanh phải do đại diện có thẩm quyền của các Bên liên doanh ký vào từng trang và ký đầy đủ vào cuối hợp đồng. Hợp đồng liên doanh có hiệu lực kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Điều 60. Nội dung Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hợp đồng hợp tác kinh doanh phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là các Bên hợp doanh); địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án.
2. Mục tiêu và phạm vi kinh doanh.
3. Đóng góp của các Bên hợp doanh, việc phân chia kết quả kinh doanh, tiến độ thực hiện hợp đồng.
4. Tiến độ thực hiện dự án.
5. Thời hạn hợp đồng (đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài, thời hạn hợp đồng không được quá thời hạn quy định tại Điều 52 của Luật Đầu tư).
6. Quyền, nghĩa vụ của các Bên hợp doanh.
7. Các nguyên tắc tài chính.
8. Thể thức sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, điều kiện chuyển nhượng.
9. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
Ngoài các nội dung trên, các Bên hợp doanh có thể thỏa thuận những nội dung khác trong Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh phải do đại diện có thẩm quyền của các Bên hợp doanh ký vào từng trang và ký đầy đủ vào cuối hợp đồng. Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa Bên Việt Nam và Bên nước ngoài có hiệu lực kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Điều 61. Mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp đối với đầu tư trực tiếp
1. Nhà đầu tư trong nước mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp theo hình thức đầu tư trực tiếp quy định tại Điều 21 của Luật Đầu tư phải đăng ký kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
2. Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp tại Việt Nam theo hình thức đầu tư quy định tại Điều 11 của Nghị định này thực hiện thủ tục đầu tư như sau:
a) Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam thì doanh nghiệp thực hiện đăng ký kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
b) Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam thì thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án để cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
c) Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua lại, sáp nhập với các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam thì thực hiện thủ tục điều chỉnh để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo phân cấp quy định tại Nghị định này như sau:
d) Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua lại doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, phải có hồ sơ mua lại doanh nghiệp với nội dung sau:
- Tên, địa chỉ doanh nghiệp được mua lại; quyết định của hội đồng thành viên hoặc của chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc của đại hội đồng cổ đông về việc bán doanh nghiệp;
- Tên, địa chỉ của các bên giao dịch, kể cả thông tin liên hệ, thông tin chung về ngành, lĩnh vực giao dịch;
- Hợp đồng mua lại doanh nghiệp. Hợp đồng phải có những nội dung chủ yếu: tên, địa chỉ, trụ sở chính của công ty được mua; thủ tục và điều kiện mua lại doanh nghiệp; phương án sử dụng lao động; thủ tục, điều kiện và thời hạn chuyển giao tài sản, chuyển vốn, cổ phần, trái phiếu của công ty bị mua lại; thời hạn thực hiện việc mua lại; trách nhiệm của các bên giao dịch;
- Điều lệ doanh nghiệp của công ty được mua lại.
đ) Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài sáp nhập doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam phải có hồ sơ sáp nhập doanh nghiệp theo pháp luật về sáp nhập doanh nghiệp quy định tại Điều 153 của Luật Doanh nghiệp.
e) Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua lại hoặc sáp nhập doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam quy định tại điểm c, Khoản 2 của Điều này thì trước khi mua lại, sáp nhập phải tuân thủ về điều kiện tập trung kinh tế quy định trong pháp luật về cạnh tranh.
Điều 62. Chuyển đổi hình thức đầu tư của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Thủ tục chuyển đổi hình thức đầu tư của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nêu tại Điều 13 của Nghị định này được thực hiện như sau:
1. Việc chuyển đổi hình thức đầu tư gắn với việc chuyển đổi hình thức công ty phải tuân thủ các quy định về chuyển đổi công ty của Luật Doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên Hợp đồng hợp tác kinh doanh phải gửi cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư hồ sơ chuyển đổi hình thức đầu tư bao gồm:
a) Quyết định của hội đồng thành viên hoặc của chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc của đại hội đồng cổ đông; thoả thuận của các bên hợp doanh (đối với Hợp đồng hợp tác kinh doanh) về việc chuyển đổi hình thức đầu tư;
b) Điều lệ doanh nghiệp chuyển đổi; Hợp đồng hợp tác kinh doanh (đối với hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh).
3. Quyết định của Hội đồng thành viên doanh nghiệp liên doanh hoặc quyết định của nhà đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp 100% có vốn đầu tư nước ngoài); thoả thuận của các bên hợp doanh (đối với Hợp đồng hợp tác kinh doanh) về việc chuyển đổi hình thức đầu tư phải thông báo cho các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua quyết định.
4. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra quyết định điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư và thông báo cho doanh nghiệp.
Mục V
MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC
ĐỂ ĐẦU TƯ, KINH DOANH
Điều 63. Đầu tư kinh doanh vốn nhà nước
1. Trước khi tham gia đầu tư, các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước quy định dưới đây phải được cơ quan có thẩm quyền thẩm định chấp thuận việc bỏ vốn đầu tư:
a) Vốn ngân sách nhà nước;
b) Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;
c) Vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh;
d) Vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước.
2. Sau khi thẩm định và có văn bản chấp thuận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền, chủ đầu tư tiến hành các thủ tục đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Văn bản chấp thuận việc bỏ vốn nhà nước để đầu tư là tài liệu bắt buộc trong hồ sơ đăng ký đầu tư và hồ sơ thẩm tra đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Điều 64. Cơ quan thẩm định chấp thuận bỏ vốn đầu tư
1. Cơ quan trực tiếp quản lý vốn ngân sách nhà nước tổ chức thẩm định và chấp thuận việc bỏ vốn đầu tư đối với dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
2. Cơ quan trực tiếp quản lý Quỹ tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tổ chức thẩm định và chấp thuận việc bỏ vốn đầu tư của Nhà nước đối với dự án đầu tư sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
3. Bộ Tài chính tổ chức thẩm định để chấp thuận việc bảo lãnh nhà nước đối với dự án đầu tư sử dụng vốn tín dụng thuộc danh mục được Nhà nước bảo lãnh.
4. Hội đồng quản trị tập đoàn hoặc Tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập tổ chức thẩm định và chấp thuận việc bỏ vốn đầu tư đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước.
Đối với các Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước khác thì việc sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển doanh nghiệp do Hội đồng quản trị hoặc giám đốc (trường hợp doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) thẩm định chấp thuận bỏ vốn đầu tư.
5. Cơ quan thẩm định có trách nhiệm tổ chức thẩm định và thông báo cho chủ đầu tư biết bằng văn bản về việc chấp thuận bỏ vốn đầu tư của Nhà nước (hoặc không chấp thuận bỏ vốn đầu tư của Nhà nước).
Điều 65. Hồ sơ thẩm định chấp thuận bỏ vốn đầu tư
Hồ sơ thẩm định chấp thuận bỏ vốn đầu tư gồm:
1. Đơn xin sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước của Chủ đầu gửi Cơ quan thẩm định chấp thuận bỏ vốn đầu tư của Nhà nước tương ứng với từng nguồn vốn quy định tại Điều 63 của Nghị định này.
2. Bản giải trình xin sử dụng vốn nhà nước để đầu tư, gồm các nội dung chính sau đây:
a) Tên dự án;
b) Mục tiêu, quy mô đầu tư của dự án;
c) Địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
d) Vốn đầu tư của dự án; phần vốn nhà nước tham gia vào dự án; nguồn vốn sử dụng để đầu tư;
đ) Thuyết minh về sự phù hợp của dự án với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định; thuyết minh về sự phù hợp việc sử dụng nguồn vốn đầu tư;
e) Hiệu quả đầu tư (hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội);
g) Thuyết minh về khả năng thu hồi vốn đầu tư, khả năng hoàn trả vốn vay và phương án hoàn trả vốn vay (nếu có);
h) Cơ chế quản lý, sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước đảm bảo thực hiện đúng quy định tại các Điều 67, 71 của Luật Đầu tư và pháp luật liên quan;
i
) Tiến độ thực hiện dự án; thời hạn của dự án.
Điều 66. Nội dung thẩm định chấp thuận bỏ vốn đầu tư
Nội dung thẩm định chấp thuận bỏ vốn nhà nước để đầu tư gồm:
1. Sự phù hợp của dự án với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ (của cả nước, hoặc vùng, hoặc lãnh thổ) đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
2.
Sự phù hợp của việc đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước, mục tiêu, hiệu quả, phương thức quản lý phù hợp đối với từng nguồn vốn, từng loại dự án đầu tư.
3.
Sự phù hợp với chính sách hỗ trợ đầu tư (nếu có).
4. Tiến độ thực hiện dự án; thời hạn của dự án.
5. Khả năng thu hồi vốn đầu tư, khả năng hoàn trả vốn vay và phương án hoàn trả vốn vay (nếu có).
6. Hiệu quả đầu tư (hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội).
Chương VI
QUY ĐỊNH VỀ TRIỂN KHAI DỰ ÁN ĐẦU TƯ
VÀ TỔ CHỨC KINH DOANH
Điều 67. Triển khai dự án đầu tư
Nhà đầu tư có trách nhiệm triển khai thực hiện dự án đầu tư theo đúng mục tiêu, nội dung, tiến độ đã cam kết và các quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư; tuân thủ các quy định pháp luật về đất đai, về bảo vệ môi trường, tuyển dụng lao động, đăng ký kinh doanh, đăng ký đầu tư và pháp luật có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư.
Điều 68. Triển khai thực hiện dự án đầu tư gắn với xây dựng
Nhà đầu tư khi triển khai thực hiện dự án đầu tư có xây dựng công trình phải tuân thủ quy định về quản lý xây dựng của pháp luật xây dựng.
Điều 69. Thuê quản lý
1. Nhà đầu tư trong nước và nước ngoài được thuê tổ chức, cá nhân quản lý để quản lý đầu tư và quản lý hoạt động kinh doanh theo yêu cầu hoạt động của mình.
2. Việc thuê tổ chức, cá nhân quản lý được thực hiện thông qua hợp đồng quản lý ký giữa nhà đầu tư với tổ chức, cá nhân quản lý.
Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư và tổ chức, cá nhân quản lý được quy định trong hợp đồng.
Phí quản lý do các bên thỏa thuận trong hợp đồng quản lý, được tính vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.
3. Việc thuê tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ quản lý phải bảo đảm phù hợp với cam kết trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
4. Tổ chức, cá nhân quản lý phải nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật về thuế và pháp luật có liên quan.
Điều 70. Chuyển nhượng vốn
1. Tổ chức kinh tế có quyền chuyển nhượng vốn của mình trong doanh nghiệp và thực hiện thủ tục đăng ký thành viên, đăng ký cổ đông trong sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khi chuyển nhượng vốn doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư về việc chuyển nhượng vốn để điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.
2. Điều kiện chuyển nhượng vốn:
a) Bảo đảm các yêu cầu theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Nghị định này và pháp luật có liên quan;
b) Bảo đảm tỷ lệ và các điều kiện phù hợp với quy định trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
c) Việc chuyển nhượng vốn là giá trị quyền sử dụng đất phải phù hợp với quy định pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan.
Điều 71. Chuyển nhượng dự án
1. Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án do mình thực hiện cho các nhà đầu tư khác.
2. Trường hợp chuyển nhượng dự án của tổ chức kinh tế không gắn với việc chấm dứt hoạt động của tổ chức kinh tế chuyển nhượng thì việc chuyển nhượng dự án sẽ tuân thủ các điều kiện và thủ tục chuyển nhượng vốn quy định tại Điều 70 của Nghị định này.
3. Trường hợp chuyển nhượng dự án gắn với việc chấm dứt hoạt động đầu tư kinh doanh của tổ chức kinh tế chuyển nhượng thì việc chuyển nhượng dự án phải tuân thủ quy định về điều kiện, thủ tục mua lại doanh nghiệp quy định tại Điều 61 của Nghị định này.
4. Trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư gắn với việc chấm dứt hoạt động của tổ chức chuyển nhượng dự án và nhà đầu tư nhận chuyển nhượng thành lập tổ chức kinh tế để thực hiện dự án thì thực hiện thủ tục chuyển đổi chủ đầu tư theo quy định của Nghị định này.
a) Hồ sơ chuyển nhượng dự án đầu tư gồm:
- Văn bản đăng ký chuyển nhượng dự án;
- Hợp đồng chuyển nhượng dự án;
- Văn bản về tư cách pháp lý của Bên nhận chuyển nhượng;
- Báo cáo tình hình hoạt động triển khai dự án.
b) Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư nhận hồ sơ đăng ký chuyển nhượng dự án và thực hiện điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Điều 72. Tạm ngừng dự án đầu tư
1. Nhà đầu tư đã đăng ký đầu tư khi tạm ngừng dự án đầu tư phải thông báo bằng văn bản với cơ quan nhà nước quản lý đầu tư chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng dự án đầu tư.
2. Khi tạm ngừng thực hiện dự án đầu tư nhà đầu tư thông báo Cơ quan nhà nước quản lý đầu tư về lý do và thời hạn tạm ngừng thực hiện dự án đầu tư.
Trường hợp hoạt động trở lại, nhà đầu tư thông báo bằng văn bản cho Cơ quan nhà nước quản lý đầu tư.
3. Việc miễn, giảm tiền thuê đất cho nhà đầu tư trong thời hạn tạm ngừng thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về thuế.
Điều 73. Chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư
1. Nhà đầu tư chấm dứt hoạt động trong các trường hợp quy định tại Điều 65 của Luật Đầu tư.
2. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư có quyền quyết định chấm dứt hoạt động của dự án trong trường hợp:
a) Dự án đầu tư không được triển khai hoặc không có khả năng thực hiện theo đúng tiến độ đã được cam kết sau mười hai tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, trừ trường hợp được gia hạn, cho tạm ngừng thực hiện dự án theo quy định tại Điều 72 của Nghị định này;
b) Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật mà theo đó pháp luật quy định phải chấm dứt hoạt động.
3. Trường hợp theo bản án, quyết định của Toà án, Trọng tài về việc chấm dứt hoạt động dự án do vi phạm nghiêm trọng pháp luật, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư căn cứ vào quyết định, bản án của Toà án, Trọng tài để quyết định chấm dứt hoạt động.
4. Quyết định chấm dứt dự án đầu tư được gửi cho nhà đầu tư và lưu tại cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư trên cơ sở quyết định chấm dứt dự án đầu tư nêu tại khoản 1, 2, 3 của Điều này thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư và thông báo cho các cơ quan có liên quan.
Điều 74. Thanh lý dự án đầu tư
1. Trong quá trình hoạt động đầu tư nếu dự án đầu tư chấm dứt theo các điều kiện quy định tại Điều 73 của Nghị định này thì nhà đầu tư thông báo cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư để thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư, trừ trường hợp nêu tại khoản 2, 3 Điều 73 của Nghị định này.
2. Thủ tục thanh lý dự án đầu tư như sau:
a) Trường hợp thanh lý dự án đầu tư mà không gắn với việc giải thể tổ chức kinh tế thì việc thanh lý thực hiện theo quy định pháp luật về thanh lý tài sản, thanh lý hợp đồng;
b) Trường hợp thanh lý dự án gắn với việc giải thể tổ chức kinh tế thì nhà đầu tư thực hiện thủ tục giải thể tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
3. Sau khi chấm dứt dự án có gắn với giải thể tổ chức kinh tế nêu tại khoản 2 Điều này, tổ chức kinh tế phải tiến hành thủ tục thanh lý dự án đầu tư. Thời hạn thanh lý dự án đầu tư không được vượt quá 6 tháng kể từ ngày quyết định chấm dứt hoạt động. Trường hợp đặc biệt, thời hạn thanh lý có thể kéo dài và phải được chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng thời hạn không quá 6 tháng.
Sau khi thực hiện việc thanh lý, tổ chức kinh tế phải thông báo cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư để thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư.
4. Trường hợp tổ chức kinh tế không thành lập được Ban thanh lý để thực thanh lý dự án hoặc không thực hiện thanh lý theo thời hạn quy định tại khoản 3 Điều này thì việc tranh chấp giữa các bên có liên quan đến dự án sẽ được đưa ra giải quyết tại tổ chức toà án, trọng tài theo quy định của pháp luật.
5. Trong quá trình thanh lý dự án đầu tư gắn với việc giải thể tổ chức kinh tế nêu tại khoản 3 Điều này, nếu các khoản nợ của tổ chức kinh tế không đủ để thanh toán các khoản nợ thì việc thanh lý sẽ chấm dứt và được đưa ra giải quyết theo thủ tục của pháp luật về phá sản.
Điều 75. Quan hệ mua và bán hàng hoá giữa khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất và nội địa
1. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, nhà đầu tư trong khu chế xuất được mua hàng hoá từ nội địa Việt Nam để sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp hàng xuất khẩu hoặc để xuất khẩu (trừ những mặt hàng thuộc danh mục cấm xuất khẩu).
2. Nhà đầu tư trong khu chế xuất được bán vào nội địa Việt Nam hàng hóa sau:
a) Sản phẩm sản xuất của nhà đầu tư và không thuộc danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu;
b) Sản phẩm mà thị trường Việt Nam có nhu cầu;
c) Phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất, được phép nhập khẩu và không thuộc danh mục phế liệu, phế thẩm cấm nhập khẩu theo quy định hiện hành.
3. Quan hệ mua, bán hàng hoá giữa khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất với thị trường nội địa theo quy định của Bộ Thương mại.
Điều 76. Kho bảo thuế
1. Đối với khu chế xuất, khu công nghiệp, tổ chức kinh tế sản xuất hàng xuất khẩu được lập kho bảo thuế để phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu. Hàng hoá đưa vào kho bảo thuế chưa thuộc diện phải nộp thuế nhập khẩu.
Việc cho phép thành lập kho bảo thuế và điều kiện lập kho bảo thuế theo quy định của Bộ Tài chính.
2. Hàng hoá đưa vào kho bảo thuế không được bán tại thị trường Việt Nam. Trường hợp được Bộ Thương mại cho phép bán tại thị trường Việt Nam, nhà đầu tư phải nộp thuế nhập khẩu và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật.
3. Hàng hoá đưa vào kho bảo thuế nếu bị hư hỏng, giảm phẩm chất không đáp ứng yêu cầu sản xuất thì phải tái xuất khẩu hoặc tiêu huỷ. Việc tiêu huỷ phải theo đúng quy định và chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, cơ quan thuế và cơ quan về môi trường.
Chương VII
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ
Điều 77. Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về đầu tư phát triển để huy động và điều tiết các nguồn lực cho đầu tư phát triển.
2. Ban hành, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư; giám sát việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đầu tư; tổng hợp, kiến nghị hoặc huỷ bỏ các văn bản pháp luật không còn phù hợp hoặc do các cấp ban hành không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung không phù hợp.
3. Thực hiện quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế, đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động đầu tư theo quy định pháp luật về điều ước quốc tế.
4. Quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến đầu tư; xây dựng hệ thống thông tin quốc gia phục vụ hoạt động đầu tư.
5. Cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư; quản lý thống nhất hoạt động đăng ký đầu tư và cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
6. Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật đầu tư đối với hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư và hoạt động của nhà đầu tư.
7. Hướng dẫn, hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư và giải quyết những vướng mắc, yêu cầu của nhà đầu tư trong quá trình hoạt động đầu tư.
8. Đánh giá tác động và hiệu quả kinh tế vĩ mô của hoạt động đầu tư.
9. Phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước các cấp trong quản lý hoạt động đầu tư.
10. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ tăng cường năng lực quản lý đầu tư cho hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư các cấp.
11. Giải quyết khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư theo thẩm quyền. Khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động đầu tư hoặc xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật.
Điều 78. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư trong phạm vi cả nước, chỉ đạo xây dựng và thực hiện chiến lược, ban hành chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển theo ngành, lĩnh vực và vùng kinh tế; thành lập các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.
2. Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp, chính sách về đầu tư; phân công, phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư cho các bộ, ngành và địa phương; chỉ đạo giải quyết những vấn đề vướng mắc trong quá trình điều hành, quản lý hoạt động đầu tư vượt quá thẩm quyền của các bộ, ngành và địa phương; quyết định chủ trương đầu tư đối với những dự án đầu tư thuộc thẩm quyền.
3. Các bộ, ngành, uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế có trách nhiệm hướng dẫn hoạt động đầu tư trong lĩnh vực và địa bàn quản lý; bảo đảm thủ tục đầu tư minh bạch, đơn giản, đúng thời hạn.
4. Chính phủ, các bộ, ngành và uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế phải có chương trình đối thoại với các doanh nghiệp, nhà đầu tư phục vụ công tác xây dựng, ban hành chính sách đầu tư và giải quyết vướng mắc phát sinh trong quá trình hoạt động đầu tư.
5. Các bộ, cơ quan ngang bộ, uỷ ban nhân dân cấp tỉnh không được ban hành các văn bản quy định lĩnh vực cấm đầu tư, lĩnh vực đầu tư có điều kiện và các ưu đãi đầu tư vượt khung quy định của pháp luật.
Điều 79. Quyền hạn, trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và đầu tư
1. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và rà soát các văn bản pháp luật, chính sách về đầu tư.
Hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư.
2. Tổ chức, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương xây dựng, tổng hợp và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch về đầu tư phát triển.
3. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc lập danh mục dự án quốc gia kêu gọi vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4. Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến đầu tư; xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức chương trình quốc gia về vận động xúc tiến đầu tư; phối hợp với các bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân trong việc tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư; đặt đại diện tổ chức xúc tiến đầu tư tại những khu vực và quốc gia có tiềm năng đầu tư vào Việt Nam; thực hiện quản lý quỹ xúc tiến đầu tư quốc gia.
5. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành soạn thảo, đàm phán và trình Chính phủ ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động đầu tư; thực hiện hợp tác quốc tế về hoạt động đầu tư.
6. Tổ chức công tác phổ biến, hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư;
Phối hợp với Tổng cục Thống kê thực hiện công tác thống kê về đầu tư theo quy định của pháp luật về thống kê; tổ chức, xây dựng hệ thống thông tin quốc gia phục vụ hoạt động đầu tư.
7. Tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ tăng cường năng lực quản lý đầu tư cho hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư các cấp.
8. Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương giải quyết
các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành, triển khai và thực hiện dự án đầu tư; tổ chức việc giải quyết các tranh chấp có liên quan về đầu tư giữa nhà đầu tư với nhà nước Việt Nam theo thẩm quyền.
9.
Đánh giá tác động và hiệu quả kinh tế vĩ mô của hoạt động đầu tư.
10. Kiểm tra, thanh tra hoạt động đầu tư bao gồm: kiểm tra, thanh tra hoạt động đầu tư theo thẩm quyền; tham gia với các bộ, ngành, địa phương kiểm tra, thanh tra các dự án đầu tư; kiểm tra công tác cấp điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư của hệ thống cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và Nghị định này.
11. Giám sát hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư theo thẩm quyền; xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát liên ngành đối với hoạt động đầu tư.
12. Định kỳ 6 tháng, hàng năm, tổng hợp tình hình hoạt động đầu tư để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 80. Quyền hạn,
trách nhiệm của Bộ Tài chính
1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng pháp luật, chính sách hỗ trợ và ưu đãi đầu tư; hướng dẫn trình tự, thủ tục về hỗ trợ và hưởng ưu đãi đầu tư.
2. Cấp phép hoạt động đối với dự án trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền; kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của các dự án đã được cấp phép.
3. Thẩm tra và có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề liên quan đến tài chính, bảo lãnh về tài chính của Chính phủ đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ và dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
4. Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát chuyên ngành về việc thực hiện chế độ tài chính, kế toán đối với dự án đầu tư.
5. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư trong lĩnh vực thuế, phí và lệ phí, thủ tục hải quan, quản lý tài chính và hoạt động tài chính khác.
Điều 81. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư của Bộ Thương mại
1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đến việc xây dựng pháp luật, chính sách về thương mại liên quan đến hoạt động đầu tư.
2. Cấp phép hoạt động đối với dự án trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền; kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của các dự án đã được cấp phép.
3. Có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề liên quan đến hoạt động thương mại của dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ và dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
4. Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát chuyên ngành về hoạt động thương mại của dự án đầu tư.
5. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết các khó khăn, vướng mắc liên quan đến hoạt động thương mại của dự án đầu tư.
Điều 82. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường
1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng pháp luật, chính sách và hướng dẫn thực hiện các quy định về quản lý đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, quản lý tài nguyên và môi trường liên quan đến hoạt động đầu tư.
2. Thẩm tra và có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề liên quan đến đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, quản lý tài nguyên và môi trường của các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ và dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
3. Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát chuyên ngành về việc thực hiện chế độ chính sách liên quan đến đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, quản lý tài nguyên và môi trường của các dự án đầu tư.
4. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư trong lĩnh vực đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, khai thác sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Điều 83. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư của Bộ Khoa học và Công nghệ
1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng pháp luật, chính sách và hướng dẫn thực hiện các quy định về khoa học công nghệ liên quan đến hoạt động đầu tư.
2. Có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề liên quan đến khoa học, công nghệ của các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ và dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
3. Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát chuyên ngành về việc thực hiện chế độ, chính sách liên quan đến khoa học và công nghệ của dự án đầu tư.
4. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ của dự án đầu tư.
Điều 84. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư của Bộ Xây dựng
1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng pháp luật, chính sách và hướng dẫn thực hiện các quy định về xây dựng.
2. Có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước về xây dựng của các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ và dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
3. Thẩm tra các dự án đầu tư về xây dựng (về quy hoạch kiến trúc, quy hoạch xây dựng, thiết kế sơ bộ).
4. Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát chuyên ngành về việc thực hiện chế độ, chính sách liên quan đến xây dựng của dự án đầu tư.
5. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực xây dựng đối với dự án đầu tư.
Điều 85. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư của Ngân hàng nhà nước Việt Nam
1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng pháp luật, chính sách và hướng dẫn thực hiện các quy định về tín dụng và quản lý ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư.
2. Cấp phép hoạt động đối với dự án trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền; kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của các dự án đã được cấp phép.
3. Có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề liên quan đến tín dụng và quản lý ngoại hối của các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ và dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
4. Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát chuyên ngành về việc thực hiện chế độ, chính sách liên quan đến tín dụng và quản lý ngoại hối của dự án đầu tư.
5. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực tín dụng và quản lý ngoại hối của dự án đầu tư.
Điều 86. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư của các Bộ, ngành kinh tế - kỹ thuật
Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư đối với lĩnh vực được phân công, cụ thể như sau:
1. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành có liên quan trong việc xây dựng pháp luật, chính sách liên quan đến hoạt động đầu tư.
2. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng và ban hành pháp luật, chính sách, tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật và hướng dẫn thực hiện các quy định thuộc lĩnh vực chuyên ngành kinh tế kỹ thuật liên quan đến hoạt động đầu tư.
3. Trình Chính phủ ban hành các điều kiện đầu tư đối với lĩnh vực đầu tư có điều kiện thuộc ngành kinh tế kỹ thuật.
4. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, danh mục dự án thu hút vốn đầu tư của ngành; tổ chức vận động, xúc tiến đầu tư chuyên ngành.
5. Thẩm tra và có ý kiến bằng văn bản về khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ và dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
6. Kiểm tra, thanh tra, giám sát chuyên ngành về việc đáp ứng các điều kiện đầu tư và quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền.
7. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết các khó khăn, vướng mắc của dự án đầu tư trong lĩnh vực thuộc chuyên ngành quản lý của mình.
Điều 87. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư của Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh
1. Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan lập và công bố Danh mục dự án thu hút đầu tư tại địa phương; tổ chức vận động và xúc tiến đầu tư.
2. Chủ trì tổ chức việc đăng ký đầu tư, thẩm tra và cấp Giấy chứng nhận đầu tư và điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư, quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư trước thời hạn đối với các dự án đầu tư trên địa bàn ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.
3. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư trên địa bàn ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế theo các nội dung chủ yếu sau:
a) Theo dõi, giám sát, kiểm tra việc thực hiện mục tiêu quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư, tiến độ góp vốn và triển khai dự án đầu tư;
b) Theo dõi, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính, quan hệ lao động tiền lương, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động, hoạt động của các tổ chức chính trị-xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái;
c) Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giám sát việc sử dụng đất; tổ chức thực hiện việc giải phóng mặt bằng; cho phép mở trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện;
d) Giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc các Bộ, ngành có liên quan giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền;
đ) Chủ trì hoặc tham gia cùng các Bộ, ngành kiểm tra, thanh tra và giám sát các dự án đầu tư trên địa bàn;
e) Đánh giá hiệu qủa hoạt động đầu tư;
5. Chủ trì, phối hợp với Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế tổng hợp báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hoạt động đầu tư trên địa bàn định kỳ hàng quý, 6 tháng và hàng năm.
Điều 88. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý về đầu tư của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế
1. Tham gia ý kiến với các Bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch liên quan đến hoạt động đầu tư, phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
2. Thực hiện việc đăng ký đầu tư; thẩm tra và cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.
3. Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư, tiến độ góp vốn và triển khai dự án đầu tư; quan hệ lao động tiền lương, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động, hoạt động của các tổ chức chính trị-xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái đối với các dự án trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.
4. Giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền;
5. Đánh giá hiệu qủa đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.
6. Định kỳ hàng quý, 6 tháng và hàng năm, báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về hoạt động đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế để tổng hợp báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hoạt động đầu tư trên địa bàn.
7. Thực hiện chức năng quản lý đầu tư khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 89. Tổ chức bộ máy của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế
1. Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế là cơ quan quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương. Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế là cơ quan do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập theo đề nghị của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ trưởng Bộ Nội vụ; chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế, chương trình kế hoạch công tác và kinh phí hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (trừ trường hợp Thủ tướng Chính phủ có quy định khác).
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế và mối quan hệ với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh do Chính phủ quy định.
Điều 90. Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế
1. Căn cứ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của cả nước và của từng địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan tổ chức nghiên cứu và xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất trong phạm vi cả nước (gọi chung là Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp) trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Việc thành lập và mục tiêu hoạt động của các khu công nghiệp, khu chế xuất phải căn cứ vào Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Căn cứ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển khoa học và công nghệ từng thời kỳ, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan tổ chức nghiên cứu và xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghệ cao trong phạm vi cả nước, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Việc thành lập và mục tiêu hoạt động của khu công nghệ cao phải căn cứ vào Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghệ cao theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
3. Căn cứ chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; quy hoạch sử dụng đất của cả nước; quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan tổ chức nghiên cứu và xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển khu kinh tế trong phạm vi cả nước từng thời kỳ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Việc thành lập và mục tiêu hoạt động của khu kinh tế phải căn cứ vào Quy hoạch tổng thể phát triển khu kinh tế theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư căn cứ vào Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội trong từng thời kỳ, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương xây dựng các tiêu chí làm cơ sở cho việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.
Điều 91. Phối hợp hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư
1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp trong phạm vi thẩm quyền khi thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đầu tư.
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải thống nhất
ý kiến với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước khi ban hành các quy hoạch, chính sách và các quy định hướng dẫn liên quan đến đầu tư đảm bảo tính thống nhất, ổn định và không chồng chéo. Trường hợp không thống nhất
ý kiến thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. Tuỳ theo tính chất, nội dung quản l
ý nhà nước về đầu tư, cơ quan quản lý đầu tư trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền của mình định kỳ tổ chức họp giao ban giữa các Bộ, Uỷ ban nhân dân để giải quyết những vướng mắc của nhà đầu tư.
4. Đối với những dự án đầu tư quan trọng quốc gia, có liên quan đến nhiều Bộ, ngành, địa phương thì bộ, ngành, địa phương cần phải chủ trì thành lập nhóm công tác liên ngành để phối hợp thực hiện dự án đầu tư.
Điều 92. Thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư
1. Hoạt động xúc tiến đầu tư bao gồm các nội dung sau:
a) Xây dựng chiến lược, kế hoạch, chính sách nhằm thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài, tạo điều kiện để huy động các nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế;
b) Tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu, cung cấp thông tin về môi trường đầu tư, tiềm năng và cơ hội đầu tư;
c) Tổ chức các cơ sở xúc tiến đầu tư ở trong nước và nước ngoài để vận động, hỗ trợ, hướng dẫn các nhà đầu tư tìm hiểu chính sách, quy định pháp luật về đầu tư và lựa chọn lĩnh vực, địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
d) Xây dựng danh mục kêu gọi vốn đầu tư quốc gia, danh mục kêu gọi đầu tư của ngành và địa phương phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
2. Căn cứ vào mục tiêu, định hướng kêu gọi đầu tư, các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư lập kế hoạch xúc tiến đầu tư hàng năm gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phối hợp thực hiện.
3. Kinh phí xúc tiến đầu tư của các cơ quan nhà nước được cấp từ ngân sách và được thống nhất quản lý theo quy định hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Hàng năm các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư và dự toán kinh phí cho hoạt động xúc tiến đầu tư hàng năm.
Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn việc lập kinh phí cho hoạt động xúc tiến đầu tư và quản lý tài chính về hoạt động xúc tiến đầu t
ư.
Điều 93. Thanh tra hoạt động đầu tư và xử lý vi phạm về đầu tư
1. Phạm vi thanh tra đầu tư, tổ chức và hoạt động thanh tra đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và quy định pháp luật về thanh tra đối với hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư và dự án đầu tư.
2. Hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư và việc xử lý vi phạm về đầu tư theo quy định của pháp luật.
Điều 94. Giải quyết tranh chấp
1. Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hoà giải, Trọng tài hoặc Toà án theo quy định của pháp luật.
2. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước với nhau hoặc với cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài hoặc Toà án Việt Nam.
3. Tranh chấp mà một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với nhau được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây:
a) Toà án Việt
b) Trọng tài Việt
c) Trọng tài nước ngoài;
d) Trọng tài quốc tế;
đ) Trọng tài do các bên tranh chấp thoả thuận thành lập.
4. Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài hoặc Toà án Việt Nam, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng được ký giữa đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư nước ngoài hoặc trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Chương VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 95. Áp dụng pháp luật đối với dự án đang thực hiện đầu tư trước khi Luật Đầu tư có hiệu lực
1. Dự án đầu tư trong nước đã thực hiện trước khi Luật Đầu tư có hiệu lực không phải làm thủ tục đăng ký hoặc thẩm tra đầu tư; trường hợp nhà đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư và không phải làm thủ tục về thẩm tra đầu tư (nếu dự án thuộc diện thẩm tra đầu tư).
2. Dự án có vốn đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép đầu tư trước khi Luật Đầu tư có hiệu lực không phải làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư; trường hợp nhà đầu tư có nhu cầu đăng ký đầu tư lại theo quy định của Luật Đầu tư thì thực hiện thủ tục đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận đầu tư.
Trường hợp dự án đầu tư nước ngoài được trình cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép đầu tư, nhưng chưa được cấp Giấy phép đầu tư trước khi Luật Đầu tư có hiệu lực, thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư căn cứ vào hồ sơ dự án đầu tư đã trình và các quy định của Luật Đầu tư, Nghị định này để cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Điều 96. Áp dụng đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp tư nhân; đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế và các lĩnh vực có tác động đến công cộng
Căn cứ vào nguyên tắc quy định của Luật Đầu tư và Nghị định này, Thủ tướng Chính phủ quy định về việc đầu tư thành lập doanh nghiệp tư nhân của nhà đầu tư nước ngoài; quy định về việc ký quỹ, bảo hiểm khách hàng đối với đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế và các lĩnh vực khác có tác động đến công cộng.
Điều 97. Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo. Các quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn và thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận :
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ; cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng
;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các uỷ ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Lưu: VT.
|
TM.CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
PHỤ LỤC A
DANH MỤC LĨNH VỰC ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ
(Kèm theo Nghị định số /2006/NĐ-CP ngày / /2006
quy định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư
)
I. DANH MỤC LĨNH VỰC ĐẶC BIỆT ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ
I.1. Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới; sản xuất sản phẩm công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo bao gồm:
1. Sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm.
2. Sản xuất thép cao cấp, hợp kim, kim loại đặc biệt, sắt xốp, phôi thép.
3. Đầu tư xây dựng cơ sở sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, khí sinh vật, địa nhiệt, thủy triều.
4. Sản xuất thiết bị y tế trong công nghệ phân tích và công nghệ chiết xuất trong y học; dụng cụ chỉnh hình, xe, dụng cụ chuyên dùng cho người tàn tật.
5. Sản xuất nguyên liệu thuốc kháng sinh.
6. Dự án ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học để sản xuất thuốc chữa bệnh cho người đạt tiêu chuẩn GMP quốc tế.
7. Sản xuất sản phẩm phần mềm.
8. Đầu tư sản xuất, chế tạo thiết bị cơ khí chính xác; thiết bị, máy móc kiểm tra, kiểm soát an toàn quá trình sản xuất công nghiệp; rôbốt công nghiệp.
I.2. Nuôi trồng, chế biến nông, lâm nghiệp, thủy sản, làm muối; sản xuất giống nhân tạo, giống cây trồng và giống vật nuôi mới.
9. Trồng, chăm sóc rừng.
10. Nuôi trồng nông, lâm nghiệp, thủy sản trên đất hoang hoá, vùng nước chưa được khai thác.
11. Đánh bắt hải sản ở vùng biển xa bờ.
12. Sản xuất các loại giống mới có hiệu quả kinh tế cao.
13. Nhân và lai tạo giống cây trồng và vật nuôi.
I.3.
Sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại; bảo vệ môi trường sinh thái; nghiên cứu, phát triển và ươm tạo công nghệ cao.
14. Ứng dụng công nghệ cao; ứng dụng công nghệ mới chưa được áp dụng tại Việt Nam; ứng dụng công nghệ sinh học.
15. Xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường.
16. Thu gom, xử lý tái chế chất thải; xử lý nước thải, xử lý chất thải độc hại.
17. Nghiên cứu, phát triển và ươm tạo công nghệ cao.
I.4. Sử dụng nhiều lao động
18. Dự án sử dụng thường xuyên từ 5.000 lao động trở lên.
I.5.
Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng và các dự án công nghiệp quan trọng.
19. Đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
20. Các dự án công nghiệp quan trọng.
I.6. Phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, thể dục, thể thao và văn hóa dân tộc.
21. Đầu tư xây dựng cơ sở cai nghiện ma túy, cai nghiện thuốc lá.
I.7. Những lĩnh vực sản xuất, dịch vụ khác.
22. Đầu tư vào nghiên cứu phát triển (R&D) chiếm 25% doanh thu trở lên.
23. Dịch vụ cứu hộ trên biển.
24. Đầu tư xây dựng chung cư cho công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và xây dựng nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội.
II. DANH MỤC LĨNH VỰC ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ
II.1. Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới; sản xuất sản phẩm công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo bao gồm:
1. Sản xuất vật liệu cách âm, cách điện, cách nhiệt cao, vật liệu tổng hợp thay gỗ, vật liệu chịu lửa, chất dẻo xây dựng, sợi thuỷ tinh, xi măng đặc chủng.
2.
Sản xuất k
im loại màu, luyện gang.
3. Sản xuất khuôn mẫu cho các sản phẩm kim loại và phi kim loại.
4
. Đầu tư xây dựng mới nhà máy điện, phân phối điện, truyền tải điện.
5. Sản xuất trang thiết bị y tế, xây dựng kho bảo quản dược phẩm, dự trữ thuốc chữa bệnh cho người đề phòng thiên tai, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm.
6. Sản xuất thiết bị kiểm nghiệm độc chất trong thực phẩm.
7. Phát triển công nghiệp hoá dầu.
8. Sản xuất than cốc, than hoạt tính.
9. Sản xuất các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu bệnh, thuốc phòng, chữa bệnh cho động vật và cho thủy sản, thuốc thú y.
10. Nguyên liệu thuốc, thuốc phòng chống các bệnh xã hội, vắc xin, sinh phẩm y tế, thuốc từ dược liệu, thuốc đông y; đầu tư xây dựng cơ sở thử nghiệm sinh học, đánh giá tính khả dụng của thuốc; cơ sở dược đạt tiêu chuẩn thực hành tốt trong sản xuất, bảo quản, kiểm nghiệm, thử nghiệm lâm sàng thuốc, nuôi trồng, thu hoạch và chế biến dược liệu. Phát triển nguồn dược liệu và sản xuất thuốc từ dược liệu; dự án nghiên cứu chứng minh cơ sở khoa học của bài thuốc đông y và xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm bài thuốc đông y; khảo sát thống kê các loại dược liệu làm thuốc; sưu tầm, kế thừa và ứng dụng các bài thuốc đông y, tìm kiếm, khai thác sử dụng dược liệu mới.
11. Sản xuất thiết bị thông tin, viễn thông, internet, đầu tư sản xuất máy tính, nội dung thông tin số.
12. Sản xuất máy móc, thiết bị, cụm chi tiết trong các lĩnh vực: khai thác dầu khí, mỏ, năng lượng; sản xuất thiết bị nâng hạ cỡ lớn; sản xuất máy công cụ gia công kim loại, thiết bị luyện kim.
13. Đầu tư sản xuất khí cụ điện trung, cao thế.
14. Đầu tư sản xuất động cơ diezen; đầu tư sản xuất và sửa chữa, đóng tàu thuỷ, tàu thuyền; thiết bị phụ tùng cho các tàu vận tải, tàu đánh cá; sản xuất máy, phụ tùng ngành động lực, thủy lực, máy áp lực.
15. Sản xuất, lắp ráp thiết bị, xe, máy thi công xây dựng; sản xuất thiết bị kỹ thuật cho ngành vận tải; đầu tư sản xuất: máy xây dựng; đầu máy xe lửa, toa xe.
16. Đầu tư sản xuất máy công cụ, máy móc, thiết bị, phụ tùng, máy phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp, máy chế biến thực phẩm, thiết bị tưới tiêu.
17. Đầu tư sản xuất thiết bị, máy cho ngành dệt, may.
18. Đầu tư sản xuất: máy cho ngành da, máy khai thác mỏ, máy phát điện.
II.2. Nuôi trồng, chế biến nông, lâm, thủy sản, làm muối; sản xuất giống nhân tạo, giống cây trồng và giống vật nuôi mới.
19. Trồng cây dược liệu.
20. Đầu tư cho bảo quản nông sản sau thu hoạch, bảo quản nông, thủy sản và thực phẩm.
21. Sản xuất nước đóng chai, đóng hộp từ hoa quả.
22. Sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thuỷ sản.
23. Sản xuất, khai thác, tinh chế muối.
24. Dịch vụ kỹ thuật hỗ trợ trồng cây công nghiệp và cây lâm nghiệp.
25. Hoạt động hỗ trợ chăn nuôi, hỗ trợ lâm nghiệp.
26. Dịch vụ thuỷ sản, dịch vụ bảo vệ vật nuôi.
II.3.
Sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại; bảo vệ môi trường sinh thái; nghiên cứu, phát triển và ươm tạo công nghệ cao.
27. Sản xuất chất bán dẫn và các linh kiện điện tử kỹ thuật cao.
28. Sản xuất thiết bị ứng phó, xử lý tràn dầu.
29. Sản xuất thiết bị xử lý chất thải.
30. Cung cấp các dịch vụ: nghiên cứu công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin.
31. Đầu tư xây dựng cơ sở, công trình kỹ thuật: phòng thí nghiệm, trạm thí nghiệm nhằm ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất.
II.4. Sử dụng nhiều lao động.
32. Dự án sử dụng thường xuyên từ 500 lao động đến 5.000 lao động.
II.5.
Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng và các dự án công nghiệp quan trọng.
33. Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã và đời sống cộng đồng nông thôn.
34. Đầu tư kinh doanh hạ tầng và đầu tư sản xuất trong cụm, điểm công nghiệp, cụm làng nghề nông thôn.
35. Xây dựng nhà máy nước, hệ thống cấp nước phục vụ sinh hoạt, phục vụ công nghiệp, đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước.
36. Xây dựng, cải tạo cầu, đường bộ, sân bay, bến cảng, nhà ga, bến xe, nơi đỗ xe; mở thêm các tuyến đường sắt.
37. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư tập trung ở địa bàn thuộc Phụ lục B ban hành kèm theo Nghị định này.
II.6. Phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, thể dục, thể thao và văn hóa dân tộc
38. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của các cơ sở giáo dục, đào tạo. Đầu tư xây dựng trường học, cơ sở giáo dục, đào tạo dân lập, tư thục ở các bậc học: giáo dục mầm non; giáo dục phổ thông, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, giáo dục đại học.
39. Đầu tư cải tạo, xây dựng mới ký túc xá sinh viên của các trường đại học, cao đẳng.
40. Thành lập bệnh viện dân lập, bệnh viện tư nhân.
41. Thành lập cơ sở thực hiện vệ sinh phòng chống dịch bệnh.
42. Thành lập trung tâm lão khoa, hoạt động cứu trợ tập trung chăm sóc người tàn tật, trẻ mồ côi.
43. Xây dựng các trung tâm đào tạo, huấn luyện thể thao thành tích cao, các cơ sở thể thao có thiết bị, phương tiện luyện tập và thi đấu đáp ứng yêu cầu tổ chức các giải thi đấu quốc tế.
44. Xây dựng các trung tâm thể dục, thể thao, nhà tập luyện, câu lạc bộ thể dục thể thao; cơ sở sản xuất, chế tạo, sửa chữa trang thiết bị, phương tiện tập luyện thể dục thể thao.
45. Thành lập nhà văn hoá dân tộc, đoàn ca, múa, nhạc dân tộc; rạp hát, trường quay, cơ sở in tráng phim, rạp chiếu phim, sản xuất, chế tạo, sửa chữa nhạc cụ dân tộc; duy tu, bảo tồn bảo tàng, nhà văn hoá dân tộc và các trường văn hóa nghệ thuật.
46. Đầu tư xây dựng khu du lịch quốc gia, khu du lịch sinh thái; vườn quốc gia; đầu tư xây dựng khu công viên văn hóa, bao gồm có đủ các hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí.
II.7. Phát triển ngành nghề truyền thống.
47. Xây dựng và phát triển các ngành nghề truyền thống về sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản thực phẩm, các sản phẩm văn hóa.
II.8. Những lĩnh vực sản xuất, dịch vụ khác.
48. Cung cấp dịch vụ kết nối, truy cập và ứng dụng internet, các điểm truy cập điện thoại công cộng tại địa bàn thuộc Phụ lục B ban hành kèm theo Nghị định này.
49. Phát triển vận tải công cộng bao gồm: phát triển tàu biển, máy bay, phương tiện vận tải đường sắt, phương tiện vận tải hành khách đường bộ bằng xe ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên, phương tiện thủy nội địa chở khách hiện đại, tốc độ cao, phương tiện chở công-ten-nơ, phương tiện vận tải viễn dương.
50. Đầu tư di chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi nội thị.
51. Đầu tư xây dựng chợ loại I, khu triển lãm.
52. Sản xuất đồ chơi trẻ em.
53. Hoạt động huy động vốn và cho vay vốn của Quỹ tín dụng nhân dân.
54. Tư vấn pháp luật, dịch vụ tư vấn về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.
55. Sản xuất các loại nguyên liệu thuốc trừ sâu bệnh.
56. Sản xuất hoá chất cơ bản, hoá chất tinh khiết, hoá chất chuyên dùng, thuốc nhuộm.
57. Sản xuất nguyên liệu chất tẩy rửa, phụ gia cho ngành hoá chất.
58. Sản xuất giấy, bìa, ván nhân tạo trực tiếp từ nguồn nguyên liệu nông, lâm sản trong nước; sản xuất bột giấy.
59. Dệt vải, hoàn thiện các sản phẩm dệt; sản xuất tơ, sợi các loại; thuộc, sơ chế da.
60. Dự án đầu tư sản xuất trong các khu công nghiệp, khu chế xuất do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
PHỤ LỤC B
DANH MỤC ĐỊA BÀN ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ
(Kèm theo Nghị định số /2006/NĐ-CP ngày / /2006
quy định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư
)
STT |
Tỉnh |
Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn |
Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn |
|
Bắc Kạn |
Toàn bộ các huyện và thị xã |
|
|
Cao Bằng |
Toàn bộ các huyện và thị xã |
|
|
Hà Giang |
Toàn bộ các huyện và thị xã |
|
|
Lai Châu |
Toàn bộ các huyện và thị xã |
|
|
Sơn La |
Toàn bộ các huyện và thị xã |
|
|
Điện Biên |
Toàn bộ các huyện và thành phố Điện Biên |
|
|
Lào Cai |
Toàn bộ các huyện |
Thành phố Lào Cai |
|
Tuyên Quang |
Các huyện Na Hang, Chiêm Hóa |
Các huyện Hàm Yên, Sơn Dương, Yên Sơn và thị xã Tuyên Quang |
|
Bắc Giang |
Huyện Sơn Động |
Các huyện Lục Ngạn, Lục |
|
Hoà Bình |
Các huyện Đà Bắc, Mai Châu |
Các huyện Kim Bôi, Kỳ Sơn, Lương Sơn, Lạc Thủy, Tân Lạc, Cao Phong, Lạc Sơn, Yên Thủy |
|
Lạng Sơn |
Các huyện Bình Gia, Đình Lập, Cao Lộc, Lộc Bình, Tràng Định, Văn Lãng, Văn Quan |
Các huyện Bắc Sơn, Chi Lăng, Hữu Lũng |
|
Phú Thọ |
Các huyện Thanh Sơn, Yên Lập |
Các huyện Đoan Hùng, Hạ Hòa, Phù Ninh, Sông Thao, Thanh Ba, Tam Nông, Thanh Thủy |
|
Thái Nguyên |
Các huyện Võ Nhai, Định Hóa |
Các huyện Đại Từ, Phổ Yên, Phú Lương, Phú Bình, Đồng Hỷ |
|
Yên Bái |
Các huyện Lục Yên, Mù Căng Chải, Trạm Tấu |
Các huyện Trấn Yên, Văn Chấn, Văn Yên, Yên Bình, thị xã Nghĩa Lộ |
|
Quảng Ninh |
Các huyện Ba Chẽ, Bình Liêu, huyện đảo Cô Tô và các đảo, hải đảo thuộc tỉnh. |
Huyện Cẩm Phả
|
|
Hải Phòng |
Các huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cát Hải |
|
|
Hà |
|
Các huyện Lý Nhân, Thanh Liêm |
|
|
|
Các huyện Giao Thủy, Xuân Trường, Hải Hậu, Nghĩa Hưng |
|
Thái Bình |
|
Các huyện Thái Thụy, Tiền Hải |
|
Ninh Bình |
|
Các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Kim Sơn, Tam Điệp, Yên Mô |
|
Thanh Hoá |
Các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân, Cẩm Thủy, Ngọc Lạc, Như Thanh, Như Xuân |
Huyện Thạch Thành
|
|
Nghệ An |
Các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Anh Sơn
|
Các huyện Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Thanh Chương |
|
Hà Tĩnh |
Các huyện Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang |
Các huyện Đức Thọ, Kỳ Anh, Nghi Xuân, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Can Lộc |
|
Quảng Bình |
Các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa, Bố Trạch |
Các huyện còn lại trừ các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa, Bố trạch. |
|
Quảng Trị |
Các huyện Hướng Hóa, Đắc Krông |
Các huyện còn lại trừ các huyện Hướng Hóa, Đắc Krông |
|
Thừa Thiên Huế |
Huyện A Lưới |
Các huyện Phong Điền, |
|
Đà Nẵng |
Huyện đảo Hoàng Sa |
|
|
Quảng |
Các huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước, Núi Thành và đảo Cù Lao Chàm |
Các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên |
|
Quảng Ngãi |
Các huyện Ba Tơ, Trà Bồng, Sơn Tây, Sơn Hà, Minh Long, Bình Sơn, Tây Trà và huyện đảo Lý Sơn |
Các huyện Nghĩa Hành, Sơn Tịnh |
|
Bình Định |
Các huyện An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Phù Cát, Tây Sơn |
Các huyện Hoài Ân, Phù Mỹ |
|
Phú Yên |
Các huyện Sông Hinh, Đồng Xuân, Sơn Hòa, Phú Hòa |
Các huyện Sông Cầu, Tuy Hòa, Tuy An |
|
Khánh Hoà |
Các huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, huyện đảo Trường Sa và các đảo thuộc tỉnh |
Các huyện Vạn Ninh, Diên Khánh, Ninh Hòa, thị xã Cam Ranh |
|
Ninh Thuận |
Toàn bộ các huyện |
|
|
Bình Thuận |
Huyện đảo Phú Quý |
Các huyện Bắc Bình, Tuy Phong, Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam |
|
Đắc Lắc |
Toàn bộ các huyện |
|
|
Gia Lai |
Toàn bộ các huyện và thị xã |
|
|
Kom Tum |
Toàn bộ các huyện và thị xã |
|
|
Đắk Nông |
Toàn bộ các huyện |
|
|
Lâm Đồng |
Toàn bộ các huyện |
Thị xã Bảo Lộc |
|
Bà Rịa-Vũng Tàu |
Huyện đảo Côn Đảo |
Huyện Tân Thành |
|
Tây Ninh |
Các huyện Tân Biên, Tân Châu, Châu Thành, Bến Cầu
|
Các huyện còn lại trừ các huyện Tân Biên, Tân Châu, Châu Thành, Bến Cầu |
|
Bình Phước |
Các huyện Lộc Ninh, Bù Đăng, Bù Đốp |
Các huyện Đồng Phú, Bình Long, Phước Long, Chơn Thành |
|
Long An |
|
Các huyện Đức Huệ, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Đức Hòa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng. |
|
Tiền Giang |
Huyện Tân Phước |
Các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây |
|
Bến Tre |
Các huyện Thạnh Phú, Ba Chi, Bình Đại |
Các huyện còn lại trừ các huyện Thạnh Phú, Ba Chi, Bình Đại |
|
Trà Vinh |
Các huyện Châu Thành, Trà Cú |
Các huyện Cầu Ngang, Cầu Kè, Tiểu Cần |
|
Đồng Tháp |
Các huyện Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông, Tháp Mười |
Các huyện còn lại trừ các huyện Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông, Tháp Mười |
|
Vĩnh Long |
|
Huyện Trà Ôn |
|
Sóc Trăng |
Toàn bộ các huyện |
Thị xã Sóc Trăng |
|
Hậu Giang |
Toàn bộ các huyện |
Thị xã Vị Thanh |
|
An Giang |
Các huyện An Phú, Tri Tôn, Thoại Sơn, Tân Châu, Tịnh Biên |
Các huyện còn lại trừ các huyện An Phú, Tri Tôn, Thoại Sơn, Tân Châu, Tịnh Biên |
|
Bạc Liêu |
Toàn bộ các huyện |
Thị xã Bạc Liêu |
|
Cà Mau |
Toàn bộ các huyện |
Thành phố Cà Mau |
|
Kiên Giang |
Toàn bộ các huyện và các đảo, hải đảo thuộc tỉnh |
Thị xã Hà Tiên, thị xã Rạch Giá |
|
Địa bàn khác |
Các khu công nghệ cao, khu kinh tế hưởng ưu đãi theo Quyết định thành lập của Thủ tướng Chính phủ |
Các khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
PHỤ LỤC C
DANH MỤC LĨNH VỰC ĐẦU TƯ CÓ ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG CHO NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
(Kèm theo Nghị định số /2006/NĐ-CP ngày / /2006
quy định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư
)
1. Phát thanh, truyền hình.
2. Sản xuất, xuất bản và phân phối các sản phẩm văn hoá.
3. Chế biến sâu khoáng sản.
4. Xây dựng, lắp đặt, vận hành và bảo trì phương tiện viễn thông.
5. Xây dựng và phát triển mạng bưu chính công cộng, dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh.
6. Xây dựng và vận hành cảng sông, cảng biển, ga hàng không.
7. Vận tải hàng hoá và hành khách bằng đường sắt, đường hàng không, đường bộ, đường biển, đường sông.
8. Đánh bắt hải sản.
9. Sản xuất thuốc lá.
10. Kinh doanh bất động sản.
11. Kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, phân phối.
12. Giáo dục, đào tạo.
13. Các lĩnh vực đầu tư khác trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên cam kết hạn chế mở cửa thị trường cho nhà đầu tư nước ngoài.
14. Đối với đầu tư trong lĩnh vực nêu trên, điều kiện áp dụng với nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với các biện pháp quy định trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
PHỤ LỤC D
DANH MỤC LĨNH VỰC CẤM ĐẦU TƯ
(Kèm theo Nghị định số /2006/NĐ-CP ngày / /2006
quy định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư
)
I. Các dự án gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia và lợi ích công cộng
1. Sản xuất, chế biến các chất ma túy;
2. Đầu tư kinh doanh dịch vụ điều tra bí mật xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
3. Đầu tư trong lĩnh vực thám tử tư, điều tra.
II. Các dự án gây phương hại đến di tích lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
4. Các dự án xây dựng trên khuôn viên, hoặc làm ảnh hưởng xấu đến kiến trúc, cảnh quan của các di tích lịch sử, văn hóa quốc gia.
5. Sản xuất các sản phẩm văn hóa đồi trụy, mê tín dị đoan.
6. Sản xuất đồ chơi nguy hiểm, đồ chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khỏe của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự an toàn xã hội.
7. Kinh doanh mại dâm; buôn bán phụ nữ, trẻ em.
8. Thử nghiệm sinh sản vô tính trên người.
III. Các dự án gây tổn hại đến sức khỏe nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường.
9. Sản xuất hóa chất bảng 1 (theo Công ước Quốc tế).
10. Sản xuất thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật bị cấm hoặc không được phép sử dụng tại Việt Nam.
11. Sản xuất các loại thuốc chữa bệnh cho người, các loại vắc-xin, sinh phẩm y tế, mỹ phẩm, hóa chất và chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn chưa được phép sử dụng tại Việt Nam.
IV. Các dự án xử lý phế thải độc hại đưa từ bên ngoài vào Việt Nam; sản xuất các loại hóa chất độc hại hoặc sử dụng tác nhân độc hại bị cấm theo điều ước quốc tế.
12.
Các dự án xử lý phế thải độc hại đưa từ bên ngoài vào Việt Nam; sản xuất các loại hóa chất độc hoặc sử dụng các tác nhân độc hại bị cấm theo Điều ước Quốc tế.
V. Các dự án đầu tư khác bị cấm đầu tư theo quy định của pháp luật.
Lĩnh vực liên quan
Thông tin tài liệu
Số lượng file 2
Cơ quan soạn thảo Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Loại tài liệu Nghị định
Đăng nhập để theo dõi dự thảoÝ kiến của VCCI
- Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.
Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )
Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com
Bạn vui lòng đăng nhập để gửi ý kiến của mình
Đăng nhậpNếu chưa có tài khoản VIBonline vui lòng đăng ký tại đây.