Theo dõi (0)

Dự thảo nghị định quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài; về Chi nhánh thương nhân nước ngoài hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá

Ngày đăng: 14:34 20-04-2006 | 2835 lượt xem

Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo

Bộ Công Thương

Trạng thái

Đã xong

Đối tượng chịu tác động

N/A,

Phạm vi điều chỉnh

Tóm lược dự thảo

NGHỊ ĐỊNH

Quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện

của thương nhân nước ngoài; về Chi nhánh thương nhân nước ngoài hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá

 

_____

 

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại,

 

NGHỊ  ĐỊNH:

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

 

1. Nghị định này quy định chi tiết Luật Thương mại về việc thành lập, hoạt động, quyền và nghĩa vụ tại Việt Nam của các đối tượng sau đây:

 

a. Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài;

b. Chi nhánh của thương nhân nước ngoài hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá.

 

2. Văn phòng đại diện, Chi nhánh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

 

3. Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực thương mại đặc thù đã được văn bản quy phạm pháp luật khác quy định thì thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó.

 

Điều 2. Quyền thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

 

            1. Thương nhân nước ngoài được thành lập Văn phòng đại diện của mình tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Văn phòng đại diện) theo quy định của Nghị định này; không được thành lập Chi nhánh của Văn phòng đại diện.

 

2. Thương nhân nước ngoài được thành lập một Chi nhánh tại Việt Namđể xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá(sau đây gọi tắt là Chi nhánh) theo quy định của Nghị định này trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

 

Điều 3. Cơ quan cấp Giấy phép

  

   1. Bộ Thương mại có trách nhiệm cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh.

 

2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) nơi thương nhân nước ngoài đề nghị thành lập Văn phòng đại diện có trách nhiệm chỉ đạo Sở Thương mại, Sở Thương mại - Du lịch cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.

 

Chương II

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN

 

Mục 1

VIỆC CẤP, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, GIA HẠN GIẤY PHÉP

THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN

 

   Điều 4. Cấp Giấy phép thành lập Văn phòng Đại diện

 

1. Thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau:

 

a. Là tổ chức kinh tế được thành lập, đăng ký kinh doanh hoặc được pháp luật nước nơi thương nhân đó thành lập công nhận hợp pháp;

 

b. Đã hoạt động không dưới một năm kể từ khi được thành lập hợp pháp theo pháp luật của nước nơi thương nhân đó thành lập

 

   2. Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài có thời hạn 5 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại trong Giấy phép hoạt động hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp pháp luật nước ngoài có quy định thời hạn giấy phép của thương nhân nước ngoài.

 

Điều 5. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện

 

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện gồm:

 

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký (theo mẫu do Bộ Thương mại quy định);

 

2. Bản sao Giấy phép hoạt động và Điều lệ hoạt động hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân thành lập xác nhận. Trong trường hợp Giấy phép hoạt động hoặc giấy tờ có giá trị tương đương có quy định thời hạn thì thời hạn đó phải còn giá trị ít nhất là 1 năm;

 

3. Kê khai thuế của thương nhân nước ngoài và xác nhận nộp thuế của cơ quan thuế có thẩm quyền trong năm tài chính gần nhất ;

 

4. Các giấy tờ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này phải dịch ra tiếng Việt Nam được cơ quan công chứng ở trong nước hoặc Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

 

   Điều 6. Các trường hợp không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện

 

   Cơ quan cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện có quyền không cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cho thương nhân nước ngoài trong các trường hợp sau đây:

 

   1. Có bằng chứng cho thấy việc thành lập Văn phòng đại diện gây phương hại đến an ninh quốc gia .

 

   2. Thương nhân nước ngoài đã bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam trong thời gian 01 năm kể từ ngày nộp hồ sơ.

 

   3. Thương nhân nước ngoài chỉ kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh hoặc chỉ kinh doanh trong các lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

 

4. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

 

Điều 7. Thời hạn cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện

 

1. Thương nhân nước ngoài gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đến Cơ quan cấp Giấy phép theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này.

 

2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền hoàn thành việc thẩm định và cấp cho thương nhân nước ngoài Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện và gửi bản sao Giấy phép tới Bộ Thương mại, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan công an cấp tỉnh nơi Văn phòng đại diện đặt trụ sở các cơ quan có liên quan khác.

 

3. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép phải có văn bản thông báo để thương nhân nước ngoài bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

 

4. Các thời hạn nêu tại Điều này không kể thời gian thương nhân nước ngoài sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.

 

5. Sau khi hết thời hạn quy định nêu tại Điều này mà không cấp Giấy phép, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép thông báo bằng văn bản cho thương nhân nước ngoài và nêu rõ lý do.

 

Điều 8. Thông báo hoạt động của Văn phòng đại diện

 

1. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép, Văn phòng đại diện phải đăng báo Trung ương hoặc báo địa phương nơi Văn phòng đại diện đặt trụ sở trong 3số liên tiếp về những nội dung chủ yếu sau đây:

 

a. Tên, địa chỉ trụ sở Văn phòng đại diện;

b. Tên, địa chỉ của thương nhân nước ngoài;

c. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng đại diện;

d. Số và ngày cấp Giấy phép thành lập, cơ quan cấp giấy phép;

e. Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện.

 

2. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, Văn phòng đại diện phải chính thức hoạt động và có văn bản thông báo cho cơ quan cấp Giấy phép về địa điểm đặt trụ sở; số tài khoản tiền Việt, số tài khoản ngoại tệ (nếu có); số người Việt Nam, số người nước ngoài làm việc tại Văn phòng đại diện.

 

Điều 9. Sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Văn phòng đại

 

1. Khi thay đổi một, một số hoặc tất cả các nội dung sau đây trong Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, thương nhân nước ngoài phải có văn bản đề nghị Cơ quan cấp Giấy phép sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện:

 

a. Thay đổi tên gọi, quốc tịch của thương nhân nước ngoài hoặc tên gọi Văn phòng đại diện;

  b. Thay đổi Trưởng Văn phòng đại diện;

c. Thay đổi nội dung hoạt động của thương nhân nước ngoài hoặc nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện;

d. Thay đổi địa điểm đặt trụ sở của thương nhân nước ngoài hoặc địa điểm đặt trụ sở của Văn phòng đại diện.

 

2. Trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của thương nhân nước ngoài, cơ quan cấp Giấy phép có trách nhiệm cấp cho thương nhân nước ngoài Giấy phép đã được sửa đổi, bổ sung và gửi bản sao Giấy phép này cho các cơ quan theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định này.

 

3. Trường hợp thay đổi địa điểm đặt trụ sở của Văn phòng đại diện từ một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác, thương nhân nước ngoài phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện và đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện mới theo quy định tại Điều 5, Điều 7 và Điều 16 của Nghị định này.

 

Điều 10. Gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng Đại diện

 

1. Thương nhân nước ngoài được gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện khi có đủ các điều kiện sau đây:

 

   a. Có nhu cầu tiếp tục hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức Văn phòng đại diện;

   b. Thương nhân nước ngoài vẫn đang hoạt động hợp pháp theo pháp luật của nước nơi thương nhân đó thành lập;

c. Không có hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam liên quan đến nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện ;

 

2. Hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện bao gồm:

 

a. Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký (theo mẫu do Bộ Thương mại quy định);

b. Kê khai thuế của thương nhân nước ngoài và xác nhận nộp thuế của cơ quan thuế có thẩm quyền trong năm tài chính gần nhất ;

            c. Báo cáo hoạt động của Văn phòng đại diện cho đến thời điểm đề nghị gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.

   d. Các giấy tờ quy định tại điểm b, khoản 2 Điều này phải dịch ra tiếng Việt Nam được cơ quan công chứng ở trong nước hoặc Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

 

3. Thời hạn cơ quan Nhà nước có thẩm quyền làm thủ tục gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này.

 

Điều 11. Lệ phí cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện

 

            Thương nhân nước ngoài phải nộp lệ phí cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo mức sau đây:

 

1. Mức lệ phí mỗi lần cấp hoặc gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện là 5 (năm) triệu đồng Việt Nam.

 

2. Mức lệ phí sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện là 2 (hai) triệu đồng Việt Nam.

 

Mục 2

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ

CỦA VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN

 

Điều 12. Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện

 

            Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện gồm:

 

            1. Thực hiện chức năng văn phòng liên lạc;

 

2. Xúc tiến xây dựng các dự án hợp tác của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;

 

3. Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại với Việt Nam;

 

4. Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các hợp đồng đã ký kết với các đối tác Việt Nam hoặc liên quan đến thị trường Việt Nam của thương nhân nước ngoài mà Văn phòng đại diện làm đại diện;

 

5. Các hoạt động khác mà pháp luật Việt  Nam cho phép.

 

Điều 13. Chế độ báo cáo hoạt động

 

1. Định kỳ hàng năm, trước ngày làm việc cuối cùng của tháng 1, Văn phòng đại diện phải gửi báo cáo bằng văn bản về hoạt động của Văn phòng đại diện với cơ quan cấp Giấy phép.

 

2. Trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật Việt Nam, Văn phòng đại diện có nghĩa vụ báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động của mình theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

 

Điều 14. Tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động của Văn phòng đại diện.

 

V ă n ph òng đại di ện ph ải tu â n th c ác quy định ph áp lu ật c ó li ê n quan trong qu á tr ình ho ạt động , bao g ồm :

1. Các quy định về chuyển tài sản của Văn phòng đại diện ra nước ngoài;

2. Các quy định về kế toán, thống kê;

3. Các quy định về tuyển dụng, sử dụng lao động, lương trả cho người lao động và bảo hiểm xã hội;

4. Các quy định về ngoại hối và bảo đảm ngoại tệ;

5. Các quy định khác có liên quan.

 

Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của Văn phòng đại diện và người làm việc tại Văn phòng đại diện

 

Văn phòng đại diện, người làm việc tại Văn phòng đại diện thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Thương mại và các quy định sau đây:

 

1. Văn phòng đại diện không được thực hiện chức năng làm đại diện cho thương nhân khác, không được cho thuê lại trụ sở Văn phòng đại diện;

 

2. Trưởng Văn phòng đại diện của một thương nhân nước ngoài không được kiêm nhiệm các chức vụ sau:

 

a. Trưởng Văn phòng đại diện, Giám đốc Chi nhánh của thương nhân nước ngoài khác tại Việt Nam;

 

  b. Người đại diện theo pháp luật của thương nhân nước ngoài để ký kết hợp đồng mà không cần ủy quyền bằng văn bản của thương nhân nước ngoài;

 

c. Người đứng đầu doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam.

 

3. Trong trường hợp thương nhân nước ngoài uỷ quyền cho Trưởng Văn phòng đại diện giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết thì phải thực hiện việc uỷ quyền bằng văn bản cho từng lần giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết.

 

Điều 16. Chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện

 

1. Văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động và bị thu hồi Giấy phép trong các trường hợp sau đây:

 

a. Hết thời hạn hoạt động mà không đề nghị gia hạn hoặc không được cơ quan cấp Giấy phép đồng ý gia hạn;

b. Theo đề nghị của thương nhân nước ngoài và được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận;

    c. Hoạt động không đúng chức năng của Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật; có hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam liên quan đến nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện;

    d. Khi thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động theo pháp luật của nước nơi thương nhân đó thành lập.

 

2. Trong trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, thương nhân nước ngoài phải gửi văn bản thông báo việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện đến Cơ quan cấp Giấy phép trong thời hạn không quá 30 ngày, trước ngày dự định chấm dứt hoạt động. Trường hợp chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện theo quy định tại điểm a, c, d khoản 1 Điều này, Cơ quan cấp Giấy phép có trách nhiệm thông báo cho thương nhân nước ngoài quyết định thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện ít nhất 30 ngày, trước ngày Văn phòng đại diện bị buộc chấm dứt hoạt động.

 

3. Cơ quan cấp Giấy phép có trách nhiệm thông báo cho Bộ Thương mại, Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan công an cấp tỉnh nơi Văn phòng đại diện đặt trụ sở và các cơ quan có liên quan khác về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này ít nhất 30 ngày, trước ngày Văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động.

 

Điều 17. Nghĩa vụ của thương nhân nước ngoài và Văn phòng đại diện khi Văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động

 

1. Trước khi Văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động, thương nhân nước ngoài, Văn phòng đại diện có nghĩa vụ thanh toán xong các khoản nợ và các nghĩa vụ khác với Nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

 

2. Sở Thương mại, Sở Thương mại – Du lịch cấp tỉnh có trách nhiệm theo dõi, giám sát và đôn đốc việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này đối với Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài đặt tại địa phương.

 

Chương III

CHI NHÁNH

 

Mục 1

VIỆC CẤP, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, GIA HẠN GIẤY PHÉP

THÀNH LẬP CHI NHÁNH

 

   Điều 18. Cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh

 

1. Thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau:

 

a. Là tổ chức kinh tế được thành lập, đăng ký kinh doanh hoặc được pháp luật nước nơi thương nhân đó thành lập công nhận hợp pháp;

 

b. Đã hoạt động không dưới 5 năm kể từ khi được thành lập hợp pháp theo pháp luật của nước nơi thương nhân đó thành lập.

 

c. Kinh doanh hàng hoá phù hợp với “Danh mục hàng hoá Chi nhánh thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh tại Việt Nam” được ban hành kèm theo Nghị định này và được xem xét, bổ sung theo từng thời kỳ.

 

   2. Giấy phép thành lập Chi nhánh tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài có thời hạn 5 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại trong Giấy phép hoạt động hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp pháp luật nước ngoài có quy định thời hạn giấy phép của thương nhân nước ngoài.

 

Điều 19. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập Chi nhánh

 

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh gồm:

 

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký (theo mẫu do Bộ Thương mại quy định);

 

2. Điều lệ hoạt động của Chi nhánh, trong đó quy định rõ phạm vi uỷ quyền cho Giám đốc Chi nhánh;

 

3. Bản sao Giấy phép hoạt động và Điều lệ hoạt động hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được Cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân thành lập xác nhận. Trong trường hợp Giấy phép hoạt động hoặc giấy tờ có giá trị tương đương có quy định thời hạn thì thời hạn đó phải còn giá trị ít nhất là 2 (hai) năm;

 

4. Kê khai thuế của thương nhân nước ngoài và xác nhận nộp thuế của cơ quan thuế có thẩm quyền trong 2 (hai) năm tài chính gần nhất

 

5. Các giấy tờ quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này phải dịch ra tiếng Việt Nam được cơ quan công chứng ở trong nước hoặc Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

 

Điều 20. Thời hạn cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh

 

1. Thương nhân nước ngoài gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh đến Cơ quan cấp Giấy phép theo quy định tại Điều 3 của Nghị định này.

 

2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan có thẩm quyền hoàn thành việc thẩm định và cấp cho thương nhân nước ngoài Giấy phép thành lập Chi nhánh và gửi bản sao Giấy phép tới Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan quản lý nhà nước về thương mại, cơ quan thuế, cơ quan thống kê và cơ quan công an cấp tỉnh nơi Chi nhánh đặt trụ sở.

 

3. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép phải có văn bản thông báo để thương nhân nước ngoài bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

 

4. Thời hạn nêu tại khoản 2 Điều này không kể thời gian thương nhân nước ngoài sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh.

 

5. Sau khi hết thời hạn quy định nêu tại Điều này mà không cấp Giấy phép, Cơ quan cấp Giấy phép thông báo bằng văn bản cho thương nhân nước ngoài và nêu rõ lý do.

 

Điều 21. Thông báo hoạt động của Chi nhánh

 

1. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép, Chi nhánh phải đăng báo Trung ương hoặc báo địa phương nơi Chi nhánh đặt trụ sở trong 3 số liên tiếp về những nội dung chủ yếu sau đây:

 

a. Tên, địa chỉ trụ sở của Chi nhánh;

b. Tên, địa chỉ của thương nhân nước ngoài;

c.  Người đại diện theo pháp luật của Chi nhánh;

d. Số và ngày cấp Giấy phép thành lập, cơ quan cấp giấy phép;

đ. Nội dung hoạt động của Chi nhánh;

e. Vốn cấp ban đầu của Thương nhân nước ngoài cho Chi nhánh.

 

2. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, Chi nhánh phải chính thức hoạt động và có văn bản thông báo cho cơ quan cấp Giấy phép và cơ quan quản lý thương mại cấp tỉnh nơi Chi nhánh đặt trụ sở về địa điểm đặt trụ sở; số tài khoản tiền Việt, số tài khoản ngoại tệ (nếu có); số người Việt Nam, số người nước ngoài làm việc tại Chi nhánh.

 

Điều 22. Thành lập và đăng ký bộ máy quản lý của Chi nhánh

 

1. Việc thành lập bộ máy quản lý và cử nhân sự của Chi nhánh do thương nhân nước ngoài quyết định.

 

2. Danh sách Giám đốc, Phó Giám đốc Chi nhánh được đăng ký tại Sở Thương mại, Sở Thương mại - Du lịch cấp tỉnh nơi Chi nhánh đặt trụ sở. Đối với Chi nhánh đặt trong Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, danh sách trên được đăng ký tại Ban quản lý Khu Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao.

 

Điều 23. Sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Chi nhánh

 

1. Khi thay đổi một, một số hoặc tất cả các nội dung sau đây trong Giấy phép thành lập Chi nhánh, thương nhân nước ngoài phải có văn bản đề nghị Cơ quan cấp Giấy phép sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Chi nhánh:

 

a. Thay đổi tên gọi, quốc tịch của thương nhân nước ngoài hoặc tên gọi Chi nhánh;

b. Thay đổi Giám đốc Chi nhánh;

c. Thay đổi nội dung hoạt động của thương nhân nước ngoài hoặc nội dung hoạt động của Chi nhánh;

d. Thay đổi địa điểm đặt trụ sở của thương nhân nước ngoài hoặc địa điểm đặt trụ sở của Chi nhánh.

 

2. Trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của thương nhân nước ngoài, cơ quan cấp Giấy phép có trách nhiệm cấp cho thương nhân nước ngoài Giấy phép đã được sửa đổi, bổ sung và gửi bản sao Giấy phép này cho các cơ quan theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Nghị định này.

 

Điều 24. Gia hạn Giấy phép thành lập Chi nhánh

 

1. Thương nhân nước ngoài được gia hạn Giấy phép thành lập Chi nhánh khi có đủ các điều kiện sau đây:

 

   a. Có nhu cầu tiếp tục hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức Chi nhánh;

   b. Thương nhân nước ngoài vẫn đang hoạt động hợp pháp theo pháp luật của nước nơi thương nhân đó thành lập;

   c. Không có hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam liên quan đến nội dung hoạt động của Chi nhánh;

 

2. Hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép thành lập Chi nhánh bao gồm:

 

a. Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép thành lập Chi nhánh do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký (theo mẫu do Bộ Thương mại quy định);

b. Kê khai thuế của thương nhân nước ngoài và xác nhận nộp thuế của cơ quan thuế có thẩm quyền trong 2 (hai) năm tài chính gần nhất ;

            c. Báo cáo hoạt động của Chi nhánh cho đến thời điểm đề nghị gia hạn Giấy phép thành lập Chi nhánh.

   d. Các giấy tờ quy định tại điểm b, khoản 2 Điều này phải dịch ra tiếng Việt Nam được cơ quan công chứng ở trong nước hoặc Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

 

3. Thời hạn cơ quan Nhà nước có thẩm quyền làm thủ tục gia hạn Giấy phép thành lập Chi nhánh thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.

 

Điều 25. Lệ phí cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn Giấy phép thành lập Chi nhánh

 

            Thương nhân nước ngoài phải nộp lệ phí cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn Giấy phép thành lập Chi nhánh theo mức sau đây:

 

1. Mức lệ phí mỗi lần cấp hoặc gia hạn Giấy phép thành lập Chi nhánh là 10 (mười) triệu đồng Việt Nam.

 

2. Mức lệ phí sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Chi nhánh là 5 (năm) triệu đồng Việt Nam.

 

Mục 2

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHI NHÁNH

 

Điều 26. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh

 

1. Giấy phép thành lập Chi nhánh đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

 

2. Đối với những mặt hàng theo quy định của pháp luật phải có điều kiện kinh doanh thì trước khi thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, Chi nhánh phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoặc phải đáp ứng các điều kiện cần thiết theo quy định của pháp luật.

 

            Điều 27. Đăng ký mã số thuế và mã số xuất nhập khẩu

 

1. Trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, Chi nhánh phải tiến hành đăng ký mã số thuế và mã số xuất nhập khẩu theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

 

2. Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thống nhất việc đăng ký mã số thuế và mã số xuất nhập khẩu của Chi nhánh.

 

Điều 28. Mở tài khoản

 

1. Chi nhánh được mở tài khoản ngoại tệ và tài khoản đồng Việt Nam tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam.

 

2. Trong trường hợp đặc biệt, Chi nhánh được mở tài khoản tại ngân hàng ở nước ngoài sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận. Chi nhánh có trách nhiệm báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tình hình sử dụng tài khoản mở ở nước ngoài.

 

3. Việc mở, sử dụng và đóng tài khoản của Chi nhánh thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

 

Điều 29. Nội dung hoạt động của Chi nhánh

 

1. Nội dung hoạt động của Chi nhánh gồm:

 

   a. Được mua hàng hoá thuộc “Danh mục hàng hoá Chi nhánh thương nhân nước ngoài tại Việt Nam được phép xuất khẩu, nhập khẩu” từ các thương nhân Việt Nam để xuất khẩu. Chi nhánh không được tổ chức các bộ phận trực thuộc để mua gom hàng hoá từ những đối tượng không phải là thương nhân.

 

   b. Được nhập khẩu hàng hoá thuộc “Danh mục hàng hoá Chi nhánh thương nhân nước ngoài tại Việt Nam được phép xuất khẩu, nhập khẩu” để bán lại cho thương nhân có quyền phân phối hàng hoá đó tại Việt Nam. Chi nhánh không được tổ chức hệ thống phân phối hàng hoá nhập khẩu tại Việt Nam.

 

2. Danh mục hàng hoá mà Chi nhánh thương nhân nước ngoài tại Việt Nam được phép xuất khẩu, nhập khẩu sẽ được mở rộng theo cam kết của Việt Nam về quyền kinh doanh tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

 

Điều 30. Quyền và nghĩa vụ của Chi nhánh và người làm việc tại Chi nhánh

 

Chi nhánh, người làm việc tại Chi nhánh thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Thương mại và các quy định sau đây:

 

1. Chi nhánh không được thực hiện chức năng đại diện cho thương nhân khác, không được cho thuê lại trụ sở Chi nhánh.

 

   2. Giám đốc Chi nhánh của thương nhân nước ngoài không được kiêm nhiệm các chức vụ sau:

  

a. Trưởng Văn phòng đại diện của cùng thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;

b. Trưởng Văn phòng đại diện, Giám đốc Chi nhánh của một thương nhân nước ngoài khác tại Việt Nam.

 

§iÒu 31. Tu©n thñ c¸c quy ®Þnh ph¸p luËt cã liªn quan ®Õn ho¹t ®éng cña Chi nh¸nh

Chi nh¸nh ph¶i tu©n thñ c¸c quy ®Þnh ph¸p luËt cã liªn quan trong qu¸ tr×nh ho¹t ®éng, bao gåm:

1. C¸c quy ®Þnh vÒ chuyÓn lîi nhuËn, chuyÓn tµi s¶n cña Chi nh¸nh ra n­íc ngoµi;

            2. C¸c quy ®Þnh vÒ k Õ to¸n, thèng kª;

3. C¸c quy ®Þnh vÒ tuyÓn dông, sö dông lao ®éng, l­¬ng tr¶ cho ng­êi lao ®éng vµ b¶o hiÓm x· héi;

4. C¸c quy ®Þnh vÒ ngo¹i hèi vµ b¶o ®¶m ngo¹i tÖ;

5. C¸c quy ®Þnh vÒ thuª ®Êt vµ tr¶ tiÒn thuª ®Êt;

6. C¸c quy ®Þnh kh¸c cã liªn quan.

Điều 32. Chế độ báo cáo hoạt động

  

   1. Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam phải thực hiện chế độ báo cáo tài chính, chế độ báo cáo thống kê theo các quy định của pháp luật Việt Nam.

 

2. Trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài phải gửi báo cáo tài chính năm của Chi nhánh có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập được phép hoạt động tại Việt Nam đến cơ quan cấp Giấy phép.

 

3. Trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật Việt Nam, Chi nhánh có nghĩa vụ báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động của mình theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

 

Điều 33. Chấm dứt hoạt động của Chi nhánh

 

1. Chi nhánh chấm dứt hoạt động và bị thu hồi Giấy phép trong các trường hợp sau đây:

 

            a. Hết thời hạn hoạt động mà không đề nghị gia hạn hoặc không được Cơ quan cấp Giấy phép đồng ý gia hạn;

 

  b. Theo đề nghị của thương nhân nước ngoài và được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận;

c. Hoạt động không đúng với nội dung quy định trong Giấy phép thành lập; có hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam liên quan đến nội dung hoạt động của Chi nhánh;

 

            d. Thương nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động theo pháp luật của nước nơi thương nhân đó thành lập.

 

2. Trong trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, thương nhân nước ngoài phải gửi văn bản thông báo việc chấm dứt hoạt động của Chi nhánh đến Cơ quan cấp Giấy phép trong thời hạn không quá 30 ngày, trước ngày chấm dứt hoạt động. Trường hợp chấm dứt hoạt động của Chi nhánh theo quy định tại điểm a, c, d khoản 1 Điều này, Cơ quan cấp Giấy phép có trách nhiệm thông báo cho thương nhân nước ngoài quyết định thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh ít nhất 30 ngày, trước ngày Chi nhánh bị buộc chấm dứt hoạt động.

 

3. Cơ quan cấp Giấy phép có trách nhiệm thông báo cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan công an cấp tỉnh nơi Chi nhánh đặt trụ sở về việc chấm dứt hoạt động của Chi nhánh trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này ít nhất 30 ngày, trước ngày Chi nhánh chấm dứt hoạt động.

 

Điều 34. Nghĩa vụ của thương nhân nước ngoài và Chi nhánh khi Chi nhánh chấm dứt hoạt động

 

1. Trước khi Chi nhánh chấm dứt hoạt động, thương nhân nước ngoài, Chi nhánh có nghĩa vụ thanh toán xong các khoản nợ và các nghĩa vụ khác với Nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

 

2. Sở Thương mại, Sở Thương mại – Du lịch cấp tỉnh có trách nhiệm theo dõi, giám sát và đôn đốc việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này đối với Chi nhánh của thương nhân nước ngoài đặt trụ sở tại địa phương.

           

Chương IV

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG

CỦA VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN, CHI NHÁNH

 

Điều 35. Chức năng quản lý nhà nước đối với Văn phòng đại diện và Chi nhánh của Bộ Thương mại

  

1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành soạn thảo, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về Văn phòng đại diện, Chi nhánh.

 

2. Cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh theo quy định tại Điều 3 Nghị định này.

 

3. Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh trên phạm vi cả nước;

 

4. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan thanh tra, kiểm tra Văn phòng đại diện, Chi nhánh khi thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của các Bộ, ngành, địa phương.

 

5. Chủ trì,  phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng cơ sở dữ liệu về Văn phòng đại diện, Chi nhánh trên phạm vi toàn quốc.

 

6. Xử lý vi phạm của Văn phòng đại diện, Chi nhánh theo thẩm quyền.

 

Điều 36. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

           

   Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

 

1. Chỉ đạo Sở Thương mại, Sở Thương mại –  Du lịch thẩm định, cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại Điều 3 của Nghị định này.

 

2. Thực hiện theo thẩm quyền việc quản lý Nhà nước đối với hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại địa phương.

 

3. Định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Thương mại về tình hình cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn và thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại địa phương. Chủ trì, phối hợp với Bộ Thương mại xây dựng cơ sở dữ liệu về Văn phòng đại diện, Chi nhánh tại địa phương.

 

Điều 37. Thanh tra, kiểm tra

 

1. Trong quá trình hoạt động, Văn phòng đại diện và Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam phải chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc thanh tra, kiểm tra hoạt động của Văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài, Chi nhánh thương nhân nước ngoài, phải đảm bảo thực hiện đúng chức năng, đúng thẩm quyền và tuân thủ quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra.

 

2. Người ra quyết định kiểm tra, thanh tra không đúng pháp luật hoặc lợi dụng kiểm tra, thanh tra để vụ lợi, sách nhiễu, gây phiền hà cho hoạt động kinh doanh của Văn phòng đại diện, Chi nhánh, tuỳ theo mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

 

Điều 38. Xử lý vi phạm

 

1. Văn phòng đại diện, Chi nhánh có hành vi vi phạm Nghị định này và các hành vi vi phạm sau đây thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:

 

a. Không hoạt động trong thời hạn quy định sau khi được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện;

 

b. Không thông báo cho cơ quan cấp Giấy phép trong thời hạn quy định về địa điểm đặt trụ sở, số người Việt Nam, số người nước ngoài làm việc tại Văn phòng đại diện;

 

c. Không thông báo cho Cơ quan cấp Giấy phép trong thời hạn quy định khi chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện;

 

d. Không nộp lại Giấy phép được cấp cho Cơ quan cấp Giấy phép trong thời hạn quy định khi chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện;

 

đ. Không thực hiện báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vẫn đề có liên quan đến hoạt động của Văn phòng đại diện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; không thực hiện báo cáo định kỳ theo quy định về hoạt động của Văn phòng đại diện với cơ quan cấp giấy phép;

 

e. Không có địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện hoặc thuê hơn một địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện hoặc kinh doanh cho thuê lại trụ sở Văn phòng đại diện;

 

g. Không làm thủ tục sửa đổi, bổ sung nội dung Giấy phép theo quy định tại Nghị định này;

 

h. Tẩy xoá, sửa chữa các nội dung trong Giấy phép được cấp;

 

i. Không làm thủ tục đề nghị cấp Giấy phép mới theo quy định tại Nghị định này khi thay đổi địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện, Chi nhánh sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác;

 

k. Hoạt động không đúng nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh ghi trong Giấy phép;

 

l. Tiếp tục hoạt động sau khi thương nhân nước ngoài đã chấm dứt hoạt động hoặc thương nhân nước ngoài đã có thông báo chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện;

 

m. Tiếp tục hoạt động sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyết định thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện hoặc Giấy phép đã hết thời hạn mà chưa thực hiện việc gia hạn.

 

            2. Trong trường hợp vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng hoặc tái phạm thì ngoài việc bị xử lý bằng hình thức quy định tại khoản 1 Điều này, Văn phòng đại diện hoặc Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam còn có thể bị thu hồi Giấy phép thành lập.

 

3. Người làm việc tại Văn phòng đại diện, Chi nhánh vi phạm các quy định của Nghị định này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

 

Điều 39. Khiếu nại, tố cáo

 

Thương nhân nước ngoài, Văn phòng đại diện, Chi nhánh có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với các quyết định và hành vi trái pháp luật, gây khó khăn, phiền hà của viên chức, cơ quan Nhà nước. Việc khiếu nại, khởi kiện và việc giải quyết khiếu nại, khởi kiện được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

 

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

           

            Điều 40. Hiệu lực thi hành

 

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1  năm 2006.

 

2. Nghị định này thay thế các quy định liên quan đến Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài trong Nghị định số 45/2000/NĐ-CP ngày 6 tháng 9 năm 2000 của Chính phủ quy định về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài và doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam.

 

3. Những quy định trước đây về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam trái với quy định của Nghị định này đều hết hiệu lực.

 

Điều 41. Điều khoản chuyển tiếp

 

1. Các Văn phòng đại diện, Chi nhánh đã được thành lập từ 5 (năm) năm trở lên trước ngày Nghị định này có hiệu lực phải làm thủ tục gia hạn Giấy phép thành lập theo quy định của Nghị định này trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

 

2. Các Văn phòng đại diện, Chi nhánh đã được thành lập dưới 5 năm trước ngày Nghị định này có hiệu lực, không phải làm thủ tục gia hạn theo quy định tại khoản 1 Điều này. Sau 5 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập, Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải tiến hành thủ tục gia hạn theo quy định của Nghị định này.

 

 3. Các Chi nhánh thương nhân nước ngoài đã được thành lập trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà kinh doanh hàng hoá không thuộc “Danh mục hàng hoá Chi nhánh thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh tại Việt Nam” ban hành kèm theo Nghị định này thì hoạt động theo quy định riêng của Thủ tướng Chính phủ.

 

Điều 42. Tổ chức thực hiện

 

1. Bộ trưởng Bộ Thương mại chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

 

            2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Nơi nhận :

- Ban Bí thư Trung ương Đảng,

- Thủ tướng, các PTT Chính phủ,

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,

   cơ quan thuộc Chính phủ,

- HĐND, UBND các tỉnh,

   thành phố trực thuộc Trung ương,

- Văn phòng Quốc hội,

- Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội,

- Văn phòng Chủ tịch nước,

- Văn phòng Trung ương

   và các Ban của Đảng,

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao,

- Toà án nhân dân tối cao,

- Cơ quan trung ương của các đoàn thể,

- Học viện Hành chính quốc gia,

- Công báo,

- VPCP: BTCN, TBNC, các PCN, BNC,

   Người phát ngôn của Thủ tướng,

   Các Vụ, Cục, các đơn vị trực thuộc,

- Lưu: QHQT (5), Văn thư.

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

 

 

 

Phan Văn Khải

 


DANH MỤC HÀNG HOÁ

Chi nhánh thương nhân nước ngoài được phép xuất khẩu, nhập khẩu

(Ban hành kèm theo Nghị định số:     /2005/NĐ-CP ngày    tháng   năm 2005)

________

 

 

            I. Hàng hoá mua tại Việt Nam để xuất khẩu

 

            Chi nhánh thương nhân nước ngoài được mua các loại hàng hoá tại Việt Nam để xuất khẩu theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam trừ dầu mỏ, các sản phẩm của dầu mỏ, khí đốt, phân bón, thuốc trừ sâu, bia rượu, thuốc lá, thuốc chữa bệnh, kim loại và đá quý, chất nổ, gạo, bột mì và các hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu.

 

            II. Hàng hoá nhập khẩu để bán ở thị trường Việt Nam

 

            Chi nhánh thương nhân nước ngoài được nhập khẩu để bán ở thị trường Việt Nam các loại hàng hoá sau đây:

 

            1. Máy móc, thiết bị phục vụ cho việc khai khoáng, chế biến nông sản, thuỷ sản;

 

            2. Nguyên liệu để sản xuất thuốc chữa bệnh cho người và để sản xuất thuốc thú y;

 

3. Nguyên liệu để sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu..

 

Lĩnh vực liên quan

Phiên bản 1

Dự thảo dạng .DOC

Ngày nhập

20/04/2006

Đã xem

2835 lượt xem

Dự thảo dạng .PDF

Ngày nhập

20/04/2006

Đã xem

2835 lượt xem

Dự thảo tờ trình .PDF

Ngày nhập

20/04/2006

Đã xem

2835 lượt xem

Thông tin tài liệu

Số lượng file 3

Cơ quan soạn thảo Bộ Công Thương

Loại tài liệu Nghị định

Đăng nhập để theo dõi dự thảo

Ý kiến của VCCI

  • Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.

Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )

Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com