Theo dõi (0)

Dự thảo Thông tư Hướng dẫn quy định tại Luật doanh nghiệp về đặt tên doanh nghiệp

Ngày đăng: 17:05 21-07-2014 | 1564 lượt xem

Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

Trạng thái

Đã xong

Đối tượng chịu tác động

N/A,

Phạm vi điều chỉnh

Tóm lược dự thảo

THÔNG TƯ
Hướng dẫn quy định tại Luật doanh nghiệp về đặt tên doanh nghiệp

 
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của     Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở,
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư hướng dẫn quy định tại Luật doanh nghiệp về đặt tên doanh nghiệp.


Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn việc sử dụng từ ngữ, ký hiệu đảm bảo phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc trong đặt tên doanh nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 32 Luật Doanh nghiệp và việc sử dụng tên danh nhân trong đặt tên doanh nghiệp.
2. Thông tư này áp dụng với các tổ chức, cá nhân đăng ký doanh nghiệp và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Việc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng thực hiện theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng.


Điều 2. Đặt tên doanh nghiệp vi phạm truyền thống lịch sử của dân tộc
Những trường hợp đặt tên doanh nghiệp sau đây vi phạm truyền thống lịch sử của dân tộc:
1. Sử dụng tên trùng tên danh nhân, trừ các trường hợp sau đây:
a) Chủ doanh nghiệp muốn đặt tên doanh nghiệp theo tên riêng của mình nhưng trùng một phần hoặc toàn bộ tên danh nhân thì phải đặt đầy đủ họ, tên theo đúng khai sinh của doanh nghiệp;
b) Tên doanh nghiệp là tên ghép của các thành viên sáng lập hợp thành nhưng trùng tên danh nhân thì giữa các tên phải có dấu gạch ngang;
 c) Có tính trân trọng danh nhân, nhân vật lịch sử mà doanh nghiệp sản xuất kinh doanh những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ không gây hiểu lầm, phản cảm đối với tên của danh nhân, nhân vật lịch sử.
2. Sử dụng tên đất nước trong các thời kỳ bị xâm lược và tên những nhân vật trong lịch sử bị coi là phản chính nghĩa, kìm hãm sự tiến bộ; sử dụng tên của những nhân vật lịch sử là giặc ngoại xâm hoặc những người  có tội với đất nước, với dân tộc.
3. Các trường hợp khác về sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử theo quy định của pháp luật.


Điều 3. Đặt tên doanh nghiệp vi phạm văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc
Vi phạm văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc đối với việc đặt tên doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:
1. Sử dụng, ký hiệu thể hiện tiếng lóng, tiếng nói lái, từ ngữ dung tục;
2. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu thể hiện ngôn ngữ biến tướng của lứa tuổi;
3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu thể hiện ngôn ngữ không đúng đắn, cảm xúc giới tính, quan hệ tình dục, sự khiêu dâm;
4. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu thể hiện hành vi kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, kinh dị, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan;
5. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu thể hiện hành vi kích động, đe dọa, quấy rối, xúc phạm, phỉ báng, lăng mạ, bôi nhọ, khiếm nhã, coi thường, xuyên tạc, vu khống, hạ uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân;
6. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu thể hiện sự phân biệt, kỳ thị phong tục tập quán, chia rẽ vùng miền, chia rẽ dân tộc;
7. Sử dụng từ ngữ không đảm bảo sự trong sáng của tiếng Việt;
8. Các trường hợp khác về sử dụng từ ngữ vi phạm văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc theo quy định của pháp luật.



Lĩnh vực liên quan

Phiên bản 1

Dự thảo Thông tư Hướng dẫn quy định tại Luật doanh nghiệp về đặt tên doanh nghiệp

Ngày nhập

21/07/2014

Đã xem

1564 lượt xem

Thông tin tài liệu

Số lượng file 1

Cơ quan soạn thảo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

Loại tài liệu Thông tư

Đăng nhập để theo dõi dự thảo

Ý kiến của VCCI

  • Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.

Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )

Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com