Theo dõi (0)

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế

Ngày đăng: 17:48 16-05-2013 | 2629 lượt xem

Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo

Bộ Y tế

Trạng thái

Đã xong

Đối tượng chịu tác động

N/A,

Phạm vi điều chỉnh

Tóm lược dự thảo

LUẬT

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà  xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế  số 25/2008/QH12. 

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế.

1. Khoản 1 Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với mọi đối tượng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.”

2. Bổ sung khoản 7 Điều 2 như sau:

7. Hộ Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng có tên trong sổ Hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo quy định của pháp luật.”

3. Bổ sung khoản 8 Điều 2 như sau:

“8. Người phụ thuộc người lao động là người mà người lao động có trách nhiệm nuôi dưỡng  bao gồm:

a) Con chưa thành niên; con bị khuyết tật, không có khả năng lao động;

b) Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người lao động phải trực tiếp nuôi dưỡng.”

4. Bổ sung khoản 9 Điều 2 như sau:

9. Gói dịch vụ y tế cơ bản là những dịch vụ y tế thiết yếu cho chăm sóc sức khỏe ban đầu, cấp cứu, khám chữa bệnh và phục hồi chức năng, phù hợp với khả năng chi trả của quỹ BHYT

5. Khoản 2, 3 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Mức đóng BHYT của các đối tượng được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp, lương cơ sở do Chính phủ quy định.

3. Mức hưởng BHYT theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi.”

6. Bổ sung khoản 3, Điều 8 như sau

3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức việc thu và đóng bảo hiểm y tế của các đối tượng trên địa bàn theo hướng dẫn của tổ chức bảo hiểm y tế.”

7. Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 9. Tổ chức thực hiện chính sách BHYT:

1. Tổ chức BHYT có chức năng thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về BHYT, quản lý và sử dụng quỹ BHYT.

2. Tổ chức giám định BHYT có chức năng kiểm tra đánh giá chi phí, chất lượng KCB BHYT bảo đảm tính khách quan, minh bạch bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan làm cơ sở cho tổ chức BHYT làm căn cứ thanh toán; tham gia tư vấn xây dựng chính sách BHYT về phạm vi quyền lợi, giá dịch vụ y tế.

3. Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các tổ chức quy định tại khoản 1, 2 Điều này.”

8. Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 12. Đối tượng tham gia BHYT

Đối tượng tham gia BHYT được sắp xếp theo trách nhiệm đóng như sau:

1. Người lao động và người sử dụng lao động đóng

a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là người lao động)

b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

2. Do Quỹ BHXH đóng

a) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

b) Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; Người cao tuổi đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.”

c) Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước.

d) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng.

đ) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà nước hằng tháng.

e) Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

g) Người lao động đang nghỉ hưởng chế độ thai sản.

Lĩnh vực liên quan

Phiên bản 1

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế

Ngày nhập

16/05/2013

Đã xem

2629 lượt xem

Báo cáo thuyết minh về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật bảo hiểm y tế

Ngày nhập

16/05/2013

Đã xem

2629 lượt xem

Bảng so sánh Luật bảo hiểm y tế 2008 và Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật bảo hiểm y tế 2008

Ngày nhập

16/05/2013

Đã xem

2629 lượt xem

Thông tin tài liệu

Số lượng file 3

Cơ quan soạn thảo Bộ Y tế

Loại tài liệu Luật

Đăng nhập để theo dõi dự thảo

Ý kiến của VCCI

  • Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.

Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )

Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com