Theo dõi (0)

DỰ THẢO LUẬT QUẢN LÝ VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ VÀ CÔNG CỤ HỖ TRỢ

Ngày đăng: 15:35 01-11-2016 | 1773 lượt xem

Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo

Chính phủ

Trạng thái

Đã xong

Đối tượng chịu tác động

N/A,

Phạm vi điều chỉnh

Tóm lược dự thảo

QUỐC HỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:          /2017/QH14

Hà Nội, ngày      tháng      năm 2017

DỰ THẢO LẦN 8

 

LUẬT

Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

     Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

     Quốc hội ban hành Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Luật này quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ; nguyên tắc, trách nhiệm quản lý nhà nước đối với vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

2. Vũ khí hạng nặng thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc phòng.

         Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế cư trú, nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

          Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Vũ khí là phương tiện được chế tạo có khả năng sát thương, gây nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất. Vũ khí gồm: Vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.

2. Vũ khí quân dụng gồm:

a) Súng cầm tay hạng nhỏ là loại súng được thiết kế cho cá nhân sử dụng gồm: Súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên;

b) Vũ khí hạng nhẹ gồm: Súng đại liên, súng cối dưới 100 ly, súng ĐKZ, súng máy phòng không đến 23 ly, súng phóng lựu, tên lửa chống tăng cá nhân, tên lửa phòng không vác vai;

c) Các loại bom, mìn, đạn, lựu đạn, ngư lôi, thuỷ lôi, hỏa cụ.

d) Vũ khí không thuộc danh mục do Chính phủ ban hành nhưng có tính năng, tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng.

3. Súng săn là súng dùng để săn bắn gồm: Súng kíp, súng hơi.

4. Vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản gồm: Các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.

5. Vũ khí thể thao là các loại súng, đạn dùng cho các loại súng này và vũ khí thô sơ dùng để luyện tập, thi đấu thể thao.

a) Các loại súng dùng để luyện tập, thi đấu thể thao gồm: Súng trường hơi, súng trường bắn đạn nổ, súng ngắn hơi, súng ngắn bắn đạn nổ, súng thể thao bắn đạn sơn, súng bắn đĩa bay;

b) Các loại vũ khí thô sơ được quy định tại khoản 4 Điều này dùng để luyện tập, thi đấu thể thao. 

6. Vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự là loại vũ khí được chế tạo thủ công hoặc công nghiệp, không đảm bảo về tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế, chế tạo của các nhà sản xuất hợp pháp nhưng khi sử dụng có khả năng sát thương, gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe đối với con người, thiệt hại về tài sản, ảnh hưởng đến môi trường, hậu quả tương tự như vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thể thao, vũ khí thô sơ. Việc xác định, giám định vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự do cơ quan có thẩm quyền thực hiện.

7. Vật liệu nổ là các loại sản phẩm gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiệt nhiều, phát sáng, tạo ra tiếng nổ. Vật liệu nổ gồm: Thuốc nổ và các phụ kiện nổ.

a) Thuốc nổ là hóa chất hoặc hỗn hợp hóa chất được sản xuất, sử dụng nhằm tạo ra phản ứng nổ dưới tác động của các kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện;

b) Phụ kiện nổ là các loại kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm, mồi nổ, các vật phẩm chứa thuốc nổ có tác dụng tạo kích thích ban đầu làm nổ khối thuốc nổ hoặc các loại thiết bị chuyên dùng có chứa thuốc nổ.

8. Vật liệu nổ quân dụng là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh.

9. Vật liệu nổ công nghiệp là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp, kinh tế, dân sinh.

10. Tiền chất thuốc nổ là hóa chất trực tiếp dùng để sản xuất thuốc nổ được quy định trong danh mục tiền chất thuốc nổ do Chính phủ ban hành.

11. Công cụ hỗ trợ là phương tiện hỗ trợ con người trong tấn công, bảo vệ, báo hiệu khẩn cấp, khả năng sát thương, gây nguy hại cho sức khỏe của con người, làm hạn chế hoặc tê liệt sự tấn công, chống cự của người khác, gồm:

a) Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, la-de, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh và đạn sử dụng cho các loại súng này;

b) Các loại phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;

c) Các loại lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ;

d) Các loại dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khoá số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp, áo chống bom, mìn các loại; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh;

đ) Động vật nghiệp vụ là động vật được huấn luyện để sử dụng cho yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội;

e) Công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự là phương tiện biểu hiện ở các dạng khác nhau, được sản xuất không theo tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, khi sử dụng có tính năng, tác dụng như các loại công cụ hỗ trợ được quy định tại các điểm a, b, c, d khoản này. Việc xác định, giám định các loại công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự do cơ quan có thẩm quyền thực hiện.

12. Hoạt động kinh doanh quy định trong luật này là việc mua, bán vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.

     13. Tiếp nhận vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ là việc tổ chức nhận vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ từ cơ quan, tổ chức, cá nhân giao nộp hoặc bàn giao.

     14. Thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ là việc tổ chức thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ do tổ chức, cá nhân phát hiện, trình báo, tố giác nhưng không xác định được cá nhân, cơ quan, tổ chức quản lý hoặc số vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ sau chiến tranh còn tồn tại ở ngoài xã hội.

     15. Phân loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ là việc phân tích, đánh giá chất lượng, giá trị sử dụng, tính chất nguy hiểm và thống kê theo chủng loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đã tiếp nhận, thu gom.

     16. Thanh lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ là việc loại bỏ để tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đã tiếp nhận, thu gom.

     17. Tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ là việc thực hiện các biện pháp làm mất khả năng phục hồi tính năng, tác dụng của vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đã tiếp nhận, thu gom.

Lĩnh vực liên quan

Phiên bản 1

Tờ trình về Dự án Luật Quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Ngày nhập

01/11/2016

Đã xem

1773 lượt xem

Dự thảo Luật Quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Ngày nhập

01/11/2016

Đã xem

1773 lượt xem

Thông tin tài liệu

Số lượng file 2

Cơ quan soạn thảo Chính phủ

Loại tài liệu Luật

Đăng nhập để theo dõi dự thảo

Ý kiến của VCCI

  • Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.

Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )

Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com