Theo dõi (0)

Dự thảo nghị định Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực quản lý nhà nước

Ngày đăng: 16:46 16-01-2008 | 1744 lượt xem

Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo

Văn phòng Chính phủ

Trạng thái

Đã xong

Đối tượng chịu tác động

N/A,

Phạm vi điều chỉnh

Tóm lược dự thảo

NGHỊ ĐỊNH
Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực quản lý nhà nước
­­­­­­­­­
CHÍNH PHỦ 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, 

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Bãi bỏ, sửa đổi một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình như sau:
1. Bãi bỏ điểm b khoản 2 Điều 11.
2. Sửa đổi điểm c khoản 2 Điều 11 như sau:
"b) Tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã được quyết định đầu tư các dự án có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên. Đối với các thành phố trực thuộc Trung ương, việc phân cấp theo quy định riêng được Thủ tướng Chính phủ cho phép.".
3. Sửa đổi khoản 1 Điều 20 như sau:
"Cơ quan cấp giấy phép xây dựng có nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, không được yêu cầu người xin cấp giấy phép xây dựng cung cấp các giấy tờ, tài liệu không thuộc hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Nghị định này."
4. Sửa đổi khoản 3 Điều 49 như sau:
“3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp chứng chỉ hành nghề hoặc uỷ quyền cho Giám đốc Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Giám đốc Sở Xây dựng trong trường hợp được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương uỷ quyền, ra quyết định thành lập Hội đồng tư vấn giúp Bộ trưởng hoặc Giám đốc Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề.”.

Điều 2.
Sửa đổi một số điều của Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 1 như sau :
"2. Đối với các dự án quan trọng quốc gia theo Nghị quyết số 66/2006/QH11 của Quốc hội thì chủ đầu tư phải lập Báo cáo đầu tư trình Chính phủ xem xét để trình Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư. Đối với các dự án khác, chủ đầu tư không phải lập Báo cáo đầu tư.
Đối với dự án nhóm A không có trong quy hoạch ngành được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo Bộ quản lý ngành để xem xét, bổ sung quy hoạch theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung quy hoạch trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
Vị trí, quy mô xây dựng công trình phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nếu chưa có trong quy hoạch xây dựng thì phải được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận. Trên cơ sở vị trí, quy mô xây dựng đã được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận, chủ đầu tư lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 hoặc tổng mặt bằng công trình, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định trước khi lập dự án".
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 1 như sau:
"6. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau:
"1. Nội dung thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình của người quyết định đầu tư:
a) Xem xét các yếu tố bảo đảm tính hiệu quả của dự án, bao gồm: sự cần thiết đầu tư; các yếu tố đầu vào của dự án; quy mô, công suất, công nghệ, thời gian, tiến độ thực hiện dự án; phân tích tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án;
b) Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án, bao gồm: sự phù hợp với quy hoạch; nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên (nếu có); khả năng giải phóng mặt bằng, khả năng huy động vốn đáp ứng tiến độ của dự án; kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư; kết quả thẩm định thiết kế cơ sở; khả năng hoàn trả vốn vay; giải pháp phòng, chống cháy nổ; các yếu tố ảnh hưởng đến dự án như quốc phòng, an ninh, môi trường trên cơ sở ý kiến bằng văn bản của các cơ quan hữu quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Nội dung thẩm định thiết kế cơ sở của cơ quan có thẩm quyền:
a) Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Sự phù hợp trong việc áp dụng các tiêu chuẩn về xây dựng; các tiêu chuẩn về môi trường, về phòng cháy chữa cháy."

Điều 3.
Sửa đổi một số điều của Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 6 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở
1. Sửa đổi khoản 19 Điều 6 như sau:
"19. Thiết kế cơ sở của dự án phát triển nhà ở."
2. Sửa đổi tên Điều 7 như sau:
"Điều 7. Thiết kế cơ sở của dự án phát triển nhà ở"
3. Sửa đổi khoản 3 Điều 45 như sau :
"3. Việc ghi tên chủ sở hữu nhà ở trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thực hiện theo quy định tại Điều 12 của Luật Nhà ở.
Trường hợp chủ sở hữu chết trước khi nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận mà xác định được đầy đủ các đồng thừa kế thì các đồng thừa kế phải xác định người thừa kế để ghi tên vào Giấy chứng nhận. Trong trường hợp chưa xác định được đầy đủ các đồng thừa kế thì ghi tên người thừa kế đại diện khai trình vào Giấy chứng nhận và ghi thêm cụm từ "là người thừa kế của ông/bà …..". Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cấp trong trường hợp này là cơ sở để các đồng thừa kế thực hiện phân chia di sản thừa kế, không phải là cơ sở pháp lý để thực hiện các giao dịch nhà ở.
Trường hợp chủ sở hữu chết sau khi nộp hồ sơ đề nghị cấp và trước khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu thì người đại diện thừa kế có trách nhiệm thông báo cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận. Tùy từng trường hợp, việc ghi tên trong Giấy chứng nhận được thực hiện theo một trong các hướng xử lý nêu trên".
 
Điều 4.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh thú y như sau:
1. Sửa đổi khoản 1, Điều 30 như sau:
"1. Khi vận chuyển, lưu thông trong nước động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch, phải khai báo và gửi hồ sơ kiểm dịch theo mẫu quy định đến cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y có thẩm quyền. Việc khai báo kiểm dịch quy định như sau:
a) Khai báo trước ít nhất 02 (hai) ngày nếu động vật đã được áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc theo quy định và còn miễn dịch; từ 15 (mười lăm) đến 30 (ba mươi) ngày nếu động vật chưa được áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc theo quy định hoặc không có miễn dịch;
b) Khai báo trước ít nhất 02 (hai) ngày nếu sản phẩm động vật đã được xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y hoặc gửi qua đường bưu điện; 10 (mười) ngày nếu sản phẩm động vật chưa được xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y.
Trong phạm vi 01 (một) ngày kể từ ngày động vật, sản phẩm động vật được tập trung, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành kiểm dịch.
2. Sửa đổi khoản 2 Điều 57 như sau:
“ 2. Tổ chức, cá nhân đăng ký lưu hành thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y phải nộp hồ sơ đăng ký theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 40 của Pháp lệnh Thú y với Cục Thú y. Trường hợp thuốc không phải thử nghiệm hoặc khảo nghiệm thì nộp 01 bộ hồ sơ; trường hợp thuốc phải thử nghiệm hoặc khảo nghiệm thì nộp 02 bộ hồ sơ.
Đối với trường hợp nhập khẩu phải có 01 bộ hồ sơ bằng tiếng Việt và đơn đăng ký nhập khẩu kèm theo giấy phép lưu hành sản phẩm, giấy chứng nhận nhà sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP hoặc chứng chỉ ISO, phiếu phân tích chất lượng của sản phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất cấp.”

Điều 5.
Sửa đổi khoản 3, Điều 6 của Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản như sau:
“3. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép được quy định tại Điều 7 của Nghị định này xét cấp và gia hạn giấy phép trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp không cấp hoặc không gia hạn giấy phép thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 6.
Sửa đổi, bổ sung Điều 12 Nghị định số 13/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2003 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường bộ như sau:
"Điều 12. Điều kiện hiểu biết của người lao động khi tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm:
1. Những người thủ kho, điều khiển phương tiện vận chuyển, áp tải hàng nguy hiểm bắt buộc phải qua lớp huấn luyện về loại hàng nguy hiểm mà mình bảo quản, vận chuyển.
2. Trách nhiệm huấn luyện:
a) Tổ chức huấn luyện, cấp giấy chứng nhận huấn luyện cho người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm do các Bộ quản lý ngành hàng chịu trách nhiệm;
b) Tổ chức huấn luyện cho người thủ kho, người áp tải hàng nguy hiểm do các Bộ quản lý ngành chịu trách nhiệm."
 
Điều 7. Sửa đổi, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 58/2001/NĐ-CP  ngày 24 tháng  8 năm 2001 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu như sau:
1. Sửa đổi khoản 2, Điều 9 như sau:
“2. Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy phép khắc dấu, đăng ký mẫu dấu, cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho các cơ quan, tổ chức địa phương, một số cơ quan, tổ chức Trung ương đóng tại địa phương theo phân cấp của Bộ Công an, trừ các tổ chức kinh tế địa phương; đăng ký mẫu dấu và cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho các tổ chức kinh tế địa phương, các cơ quan, tổ chức nước ngoài khác không phải là đại diện ngoại giao đã được phép mang vào Việt Nam để sử dụng.”
2. Bãi bỏ khoản 2, Điều 10.

Điều 8.
Sửa đổi khoản 3, Điều 18 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh như sau:
 “3. Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam.”

Điều 9
. Sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 4 Điều 9 của Nghị định số 25/2001/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ ban hành Quy chế thành lập và hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội như sau:
"3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định đối với các cơ sở bảo trợ xã hội với nguồn kinh phí từ ngân sách có trụ sở chính đặt tại  tỉnh, thành phố đó.
4. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố, huyện, quận, thị xã thuộc tỉnh ra quyết định đối với các cơ sở bảo trợ xã hội của tổ chức đoàn thể, cá nhân với nguồn kinh phí ngoài ngân sách, có trụ sở chính đặt tại huyện, quận, thị xã thuộc tỉnh đó.”

Điều 10.
Sửa đổi khoản 2 Điều 2 Nghị định số 103/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều  của Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân như sau:
“2. Chứng chỉ hành nghề y, dược tư nhân được cấp không phụ thuộc vào nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của người đề nghị cấp Chứng chỉ.”

Điều 11.
Bãi bỏ, sửa đổi một số điều của Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 11/2006/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ như sau:
1. Bãi bỏ khoản 5 Điều 38.
2. Sửa đổi khoản 1, Điều 39 như sau:
“1. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện quy định tại Điều 38 và các khoản 1 và 2 Điều 40 Quy chế này muốn kinh doanh karaoke phải gửi đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh tới Sở Văn hóa - Thông tin hoặc cơ quan cấp huyện được phân cấp.”

Điều 12.
Bãi bỏ khoản 2, Điều 22, Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 05 năm 2007 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

Điều 13.
Bãi bỏ khoản 2 Điều 2 Nghị định 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.

Điều 14.  Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 15.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
 


 
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
  cơ quan thuộc Chính phủ;
- VPBCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh,
  thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;  
- UB Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN,
  Website Chính phủ,
  Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
  các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, CCHC (5b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
 
 
 
 
 
 
 
Nguyễn Tấn Dũng
 

 

BẢNG TỔNG HỢP
KẾT QUẢ RÀ SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ PHƯƠNG ÁN ĐỀ XUẤT CỦA BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG
THEO TIỂU ĐỀ ÁN 1, ĐỀ ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN CÁC LĨNH VỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2007 - 2010 

 


STT

Lĩnh vực

Văn bản sửa đổi (nêu rõ điều, khoản, điểm)

Nội dung thủ tục cần bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung

Lý do bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung

Phương án sửa đổi, bổ sung

Cơ quan kiến nghị

 

  I. Lĩnh vực đầu tư, đăng ký kinh doanh

1.           

 

Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006

 

Trên thực tế người tham gia kinh doanh xăng dầu, khí gas đều chưa được huấn luyện về an toàn phòng cháy, chữa cháy và kiến thức kinh doanh xăng dầu và khí gas để có đủ khả năng xử lý sự cố khi cháy nổ xảy ra

Bổ sung Giấy chứng nhận đã qua huấn luyện an toàn phòng cháy, chữa cháy và kiến thức về xăng dầu, khí gas trong thành phần hồ sơ đăng ký kinh doanh có điều kiện

 

2.           

 

Nghị định số 11/2006/NĐ-CP ngày 16/1/2006

Khoản 5, Điều 38 Nghị định quy định "địa điểm hoạt động karaoke trong khu dân cư phải được sự đồng ý bằng văn bản của các hộ liền kề"

Quy định mang tính cảm tính, không khả thi

Bãi bỏ quy định này

 

3.           

 

Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006; Thông tư số 03/2006/TT-BKH ngày 19/10/2006

Biểu mẫu thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với hộ cá thể

Quy định tại Điều 2 Biểu mẫu thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với hộ cá thể không phù hợp đối với hộ kinh doanh cá thể.

Bãi bỏ Điều 2 của Biểu mẫu thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với hộ cá thể

UBND TP. Hồ Chí Minh

4.           

 

Điều 33 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006

quy định trường hợp thay đổi thành viên do chuyển nhượng phần vốn góp thì hồ sơ  phải có Hợp đồng chuyển nhượng và các giấy tờ chứng thực đã hoàn tất việc chuyển nhượng có xác nhận của công ty

Không cần thiết

Bãi bỏ nội dung: "các giấy tờ chứng thực đã hoàn tất việc chuyển nhượng phần vốn góp". Nên quy định việc chuyển nhượng để các bên tự chịu trách nhiệm

UBND TP. Hồ Chí Minh

5.           

 

Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006

Hồ sơ thành lập hay thay đổi đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp phải có loại giấy tờ: đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên

Thừa đối với trường hợp là Công ty TNHH hai thành viên

Bãi bỏ hồ sơ quyết định bằng văn bản đối với công ty TNHH hai thành viên vì biên bản họp Hội đồng thành viên đã đủ nội dung

UBND TP. Hồ Chí Minh

6.           

 

Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006

Điểm b, khoản 1, Điều 6 Nghị định quy định thành lập Phòng đăng ký kinh doanh ở cấp quận, huyện

Trên thực tế thực hiện nhiệm vụ đăng ký kinh doanh của quận, huyện là Phòng Kinh tế

Bãi bỏ hoặc sửa đổi quy định này theo hướng không thành lập Phòng đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện hoặc chuyển Phòng Tài chính, Kế hoạch mà tiếp tục để Phòng Kinh tế quận, huyện thực hiện như hiện nay

UBND TP. Hồ Chí Minh

7.           

 

Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006

Khoản 3, Điều 42 Nghị định quy định tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện

Phạm vi quy định quá rộng, không phân biệt cơ sở sản xuất hoặc cửa hàng mua bán, đã gây khó khăn, phiền hà cho các cơ sở kinh doanh trong việc chọn tên riêng

Nên quy định cấm đặt trùng tên riêng giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh có phương thức hoạt động cùng ngành nghề, cùng nhóm mặt hàng kinh doanh để giảm phiền hà

UBND TP. Hồ Chí Minh

8.           

 

Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006

Các dự án phải xin chủ trương của Thủ tướng, phải tổ chức thẩm tra dự án, sau đó trình Thủ tướng

Làm mất nhiều công sức và thời gian cho nhà đầu tư trong trường hợp không được chấp thuận

Việc xin chủ trương chuyển thực hiện trước, sau khi có chủ trương mới thẩm tra

Bộ KHĐT

9.           

 

Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006

 

Chưa quy định rõ thủ tục thanh lý dự án đầu tư không gắn với giải thể doanh nghiệp

bổ sung thêm quy định về thanh lý, chấm dứt dự án đầu tư được rõ hơn

Bộ KHĐT

10.       

 

Nghị định 101/NĐ-CP

Doanh nghiệp thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài, chưa đăng ký lại

Doanh nghiệp thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài, chưa đăng ký lại sẽ điều chỉnh theo loại hình doanh nghiệp nào theo Luật Doanh nghiệp. Tổ chức, hoạt động, quyền và nghĩa vụ của những doanh nghiệp này thực hiện như thế nào

Quy định bổ sung vào Nghị định này

Bộ KHĐT

11.       

 

Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006

Thủ tục thành lập KCN, KCX

Một số khái niệm chưa rõ ràng về Quyết định thành lập KCN, cho phép thành lập KCN, cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án phát triển kết cấu hạ tầng KCN (các điều 37, 38, 39, 71)

Thống nhất các khái niệm theo hướng: KCN có trong quy hoạch hoặc được Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư, Ban quản lý KCN cấp giấy chứng nhận đầu tư theo thủ tục thẩm tra; các KCN khác phải trình Thủ tướng trước khi thực hiện thủ tục thẩm tra.

Bộ KHĐT

12.       

 

Nghị định 58/2001/NĐ-CP

Theo Nghị định 58, doanh nghiệp phải làm thủ tục xin cấp giấy phép khắc dấu tại cơ quan công an. Khi có giấy phép khắc dấu, doanh nghiệp mới được tiến hành khắc con dấu.

Điều 36, Luật Doanh nghiệp quy định Con dấu là tài sản của doanh nghiệp, như vậy có con dấu là quyền của doanh nghiệp. Việc bắt doanh nghiệp phải xin giấy phép khắc dấu như Nghị định 58 là không phù hợp.

Đề nghị sửa lại theo hướng, xoá bỏ giấy phép khắc dấu, thay vào đó là thủ tục  ”đăng ký con dấu”

Bộ KHĐT

13.       

 

Nghị định 88/2006/NĐ-CP (Khoản 3, Điều 18)

Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân trong hồ sơ đăng ký kinh doanh là thẻ thường trú

Điều luật quy định người nước ngoài phải có thẻ thường trú. Tuy nhiên theo pháp luật về xuất nhập cảnh, thẻ thường trú không cấp cho đối tượng người nước ngoài thường trú tại Việt Nam trong quan hệ kinh tế, họ chỉ được cấp thẻ tạm trú.

Đề nghị sửa Nghị định 88/2006/NĐ-CP theo hướng bỏ quy định phải có thẻ thường trú, chỉ yêu cầu có hộ chiếu còn hiệu lực.

Bộ KHĐT

14.       

 

Điều 20, Nghị định 101/2006/NĐ-CP
 
 
 
 
 

Doanh nghiệp thực hiện theo Điều lệ đã đăng ký. Tuy nhiên, việc đăng ký điều lệ trước đây có những quy định: chấp thuận điều lệ trừ những điểm trái pháp luật.
 

Vấn đề đặt ra là khi điều lệ doanh nghiệp đã đăng ký có những điểm trái với luật hiện hành và luật cũ, trái với luật hiện hành và phù hợp với luật cũ, trái với cả luật cũ nhưng phù hợp với luật hiện hành. Trong trường hợp này, doanh nghiệp tuân thủ điều lệ đã đăng ký như thế nào.

Đề nghị hướng dẫn rõ về việc tuân thủ điều lệ đã đăng ky của doanh nghiệp FDI trong các trường hợp đã nêu tại văn bản Nghị định.

Bộ KHĐT

15.       

 

Điều 37, 38, 39 và 71 Nghị định 108/2006/NĐ-CP

Điểm h, khoản 1, Điều 37, Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định: dự án thành lập KCN do TTgCP chấp thuận chủ trương đầu tư.
Khoản 4, Điều 37, Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định: dự án do TTCP chấp thuận chủ trương đầu tư mà nằm trong quy hoạch đã được TTCP phê duyệt hoặc uỷ quyền phê duyệt và đáp ứng các điều kiện thì cơ quan cấp GCNĐT cấp GCNĐT mà không phải trình xin TTCP chấp thuận chủ trương đầu tư.
Điều 38, 39 quy định về thẩm quyền cấp GCNĐT đối với các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN.
Điểm b, khoản 2, Điều 71 Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định, TTCP quyết định hoặc cho phép thành lập KCN, KCX, KCNC, KKT
 

Những quy định này gây ra những cách hiểu khác nhau khi áp dụng. Trong đó có các khái niệm quyết định thành lập KCN, cho phép thành lập KCN, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án thành lập KCN, cấp GCNĐT cho dự án phát triển kết cấu hạ tầng KCN.

Sửa đổi Nghị định 108/2006/NĐ-CP theo hướng thống nhất các khái niệm: Quyết định thành lập KCN, cho phép thành lập KCN, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án thành lập KCN, cấp GCNĐT cho dự án phát triển kết cấu hạ tầng KCN.
Quy định rõ các dự án phát triển kết cấu hạ tầng KCN đã có trong quy hoạch tổng thể quốc gia về phát triển KCN được TTCP phê duyệt và đáp ứng các điều kiện hình thành KCN trên địa bàn thì được coi là đã được TTCP chấp thuận chủ trương đầu tư.

Bộ KHĐT

 

  II. Lĩnh vực tư pháp

16.       

 

Điểm 2, Điều 18, Mục 2, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP

Cấp giấy đăng ký kết hôn

Do thời hạn xác minh được kéo dài thêm

Quy định không quá 03 ngày

UBND tỉnh Tây Ninh

17.       

 

Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch

Mẫu giấy khai sinh

Mẫu giấy khai sinh thiếu thông tin nên không xác định chính xác nhân thân của trẻ; mẫu khai nhìn nhận con không có phần xác nhận chữ ký của người nhìn nhận con; mẫu giấy khai sinh, giấy khai tử, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn có kích cỡ, độ dày mỏng khác nhau, chất lượng giấy khó bảo quản lâu dài và thao tác in sử dụng trên máy vi tính không thuận tiện.

Mẫu giấy khai sinh cần bổ sung thêm thông tin ngày, tháng, năm sinh và địa chỉ cha, mẹ của trẻ;

UBND TP. Hồ Chí Minh

18.       

 

 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP

Mẫu tờ khai nhìn nhận con

 

Mẫu tờ khai nhìn nhận con cần bổ sung xác nhận chữ ký của người nhìn nhận con;

UBND TP. Hồ Chí Minh

19.       

 

Nghị định số 158/2005/NĐ-CP

Mẫu giấy khai sinh, giấy khai tử, giấy đăng ký kết hôn

 

Mẫu giấy khai sinh, giấy khai tử, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn phải thống nhất kích cỡ giấy (A4), chất liệu giấy, để thuận tiện việc bảo quản và sử dụng lâu dài.

UBND TP. Hồ Chí Minh

20.       

 

Nghị định số 158/2005/NĐ-CP

Biểu mẫu sổ hộ tịch

Thiếu phần thông tin về chữ ký người đăng ký hộ tịch nên không biết ai là người đăng ký hộ tịch, khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về hộ tịch.

Bổ sung nội dung trong sổ hộ tịch (khai sinh, khai tử, nhận cha mẹ con) phần thông tin về chữ ký của người đăng ký hộ tịch.

UBND TP. Hồ Chí Minh

21.       

 

 

Biểu mẫu giám hộ

Mẫu giấy cử giám hộ phần ghi về người cử giám hộ không đủ chỗ cho trường hợp nhiều người cùng cử người giám hộ.

Thống nhất kích cỡ A4 cho mẫu giấy cử giám hộ

UBND TP. Hồ Chí Minh

22.       

 

Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch

 

Quy định cấp bản chính giấy khai sinh, giấy chứng tử, bổ sung hộ tịch sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ đã gây áp lực giải quyết công việc đối với công chức và đơn vị thụ lý

Bổ sung thời gian quy định cấp bản chính giấy khai sinh, giấy chứng tử và bổ sung hộ tịch

UBND TP. Hồ Chí Minh

23.       

 

Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch

thủ tục đăng ký khai sinh

Khoản 1 Điều 13 Nghị định quy định người mẹ phải về nơi thường trú để đăng ký khai sinh cho con gây khó khăn cho người dân đi làm ăn ở tỉnh khác nơi thường trú

Điều chỉnh quy định theo hướng thuận lợi cho người dân

UBND TP. Hồ Chí Minh

24.       

 

Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 8/12/2000; Thông tư số 03/2001/TT-BTP ngày 14/3/2001

 

Thực tế khi chứng thực khai nhận di sản thừa kế (các động sản có giá trị dưới 50 triệu đồng), đa số người dân không cung cấp đủ các hồ sơ theo quy định như: giấy khai sinh, giấy chứng tử hoặc các giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân như giấy kết hôn.

Bổ sung quy định về chứng thực khai nhận di sản thừa kế (các động sản có giá trị dưới 50 triệu đồng) thay thế một số giấy tờ như: giấy khai sinh, giấy chứng tử bằng giấy cam kết.

 

25.       

 

Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 8/12/2000; Thông tư số 03/2001/TT-BTP ngày 14/3/2001

 

Theo Điều 52 trên thực tế có nhiều trường hợp không thể cung cấp được giấy tờ chứng minh về quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản, nhất là người lớn tuổi

Bổ sung quy định cho phép đương sự tự khai và cam kết tự chịu trách nhiệm

 

 

  III. Lĩnh vực đất đai

26.       

Đất đai

Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ

Thu hồi đất

Không phù hợp

Quy định lập phương án tổng thể quy mô diện tích, các dự án thu hồi đất nông nghiệp có quy mô dưới 0,5 ha không phải lập phương án bồi thường tổng thể

UBND tỉnh Thái Bình

27.       

Đất đai

Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 26/5/2007 của Chính phủ

Cho thuê đất để thực hiện dự án xây dựng nhà ở để cho thuê

Theo quy định tại Điều 67 Luật Đất đai thì thời hạn sử dụng đối với đất ở là lâu dài. Như vậy, khi doanh nghiệp lựa chọn hình thức thuê đất (sử dụng đất có thời hạn) thì thời hạn cho thuê xác định theo dự án.

 

UBND tỉnh Thái Bình

28.       

 

Khoản 2 Điều 30 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP
 
 
 
 
 
 
 
 
Khoản 2 Điều 2 Nghị định 17/2006/NĐ-CP

’’ViÖc chÊp hµnh tèt ph¸p luËt vÒ ®Êt ®ai cña ng­êi xin giao ®Êt, thuª ®Êt ®èi víi tr­êng hîp ng­êi xin giao ®Êt, thuª ®Êt ®· ®­îc Nhµ n­íc giao ®Êt, cho thuª ®Êt tr­íc ®ã ®Ó thùc hiÖn c¸c dù ¸n ®Çu t­ s¶n xuÊt, kinh doanh, dÞch vô’’
‘’Suất đầu tư trên một đơn vị diện tích đất được tính bằng tổng số vốn đầu tư trên đất chia cho tổng diện tích đất của dự án’’.

Việc quy định bổ sung thêm 02 căn cứ để giao đất cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất là không phù hợp với Luật Đất đai, không đại diện cho tất cả các trường hợp xin giao đất, làm phát sinh thêm thủ tục, giấy tờ, gây khó khăn cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.

Bãi bỏ khoản 2 Điều 2 Nghị định 17/2006/NĐ-CP.
Xem xét lại Khoản 2, Điều 30 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, nếu cần thiết thì nên có chế tài khác đơn giản, công khai và cụ thể hơn đối với những người xin giao đất mà đã vi phạm hoặc không chấp hành tốt pháp luật về đất đai trước đây.

Bộ Xây dựng

 

  IV. Lĩnh vực môi trường

29.       

 

Luật Bảo vệ môi trường; điểm 4, mục 1, Điều 35 Chương IV Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ

Xét duyệt phương án xử lý chất thải/ hàng hoá

Quy định "việc tiêu huỷ cac phế liệu, phế phẩm chỉ được phép thực hiện sau khi có văn bản cho phép của Sở Tài nguyên và Môi trường". Không quy định về thời gian, thủ tục

Bổ sung quy định về quy trình, thủ tục, biểu mẫu xét duyệt phương án xử lý chất thải/ hàng hoá để Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện

UBND TP. Hồ Chí Minh

30.       

 

Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006

Thủ tục xét duyệt phương án xử lý chất thải/hàng hóa

điểm 4, mục 1, Điều 35, Chương IV không quy định cụ thể thủ tục, thời gian Sở TNMT xét duyệt phương án tiêu hủy phế liệu, phê phẩm

Bổ sung quy trình, thủ tục, biểu mẫu xét duyệt phương án xử lý chất thải/hàng hóa để Sở TNMT có cơ sở pháp lý giải quyết hồ sơ cho tổ chức và cá nhân

 

 

  V. Lĩnh vực lao động

31.       

 

Điều 3, Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 105/2003/NĐ-CP ngày 17/9/2003, Mục 1, 2 khoản 2 Điều 1 Nghị định số 93/2005/NĐ-CP ngày 13/7/2005 của Chính phủ

Cấp gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài

Sửa đổi

Giảm thủ tục theo hướng đơn vị tuyển lao động nước ngoài chỉ gửi hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài đến Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

UBND TP. Hồ Chí Minh

 

  VI. Lĩnh vực quản lý đô thị

32.       

 

Khoản c Điều 117, khoản 2 Điều 145 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ

Đăng bộ toàn bộ và một phần

Bổ sung quy định

Bổ sung quy định về thủ tục, thành phần hồ sơ để giải quyết tách thửa đất đối với đất có tài sản gắn liền với đất.

UBND TP. Hồ Chí Minh

 

  VII. Lĩnh vực xuất nhập cảnh

33.       

Xuất nhập cảnh

Khoản 1 Điều 9, điểm a Nghị định số 05/2000/NĐ-CP ngày 03/03/2000 của Chính phủ

Cấp hộ chiếu đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và quân nhân thuộc các lực lượng vũ trang phải có văn bản đồng ý của Chủ tịch UBND tỉnh; đối với người làm việc trong doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài thì phải c
‘ó văn bản đồng ý của người đứng đầu doanh nghiệp

Thực tế thì quá trình thực hiện quy định này tiến hành rất lâu, mất nhiều thời gian, ảnh hưởng tới công việc của người xin cấp hộ chiếu; Giám đốc doanh nghiệp không muốn ký văn bản đồng ý vì ngại trách nhiệm liên đới trong trường hợp người đó vi phạm pháp luật ở nước ngoài.

Giao Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm ký quyết định cử hoặc đồng ý cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và quân nhân thuộc các lực lượng vũ trang trong cơ quan, đơn vị mình đi nước ngoài hoặc để giải quyết công việc riêng; bỏ qiuy định Giám đốc doanh nghiệp ký văn bản, chỉ cần Trưởng công an xã, phường, thị trấn nơi người xin cấp hộ chiếu ký xác nhận đơn xin cấp hộ chiếu

 

 

  VIII. Lĩnh vực tài chính

34.       

Tài chính

Điểm b khoản 1 Điều 7 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007

Khai theo từng lần phát sinh áp dụng đối với Hàng hoá, dịch vụ do người nộp thuế kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai mà không thành lập đơn vị trực thuộc tại địa phương cấp tỉnh khác với nơi đóng trụ sở chính

Cùng một hoạt động người nộp thuế phải khai hai lần: một tại nơi có trụ sở chính, một tại nơi phát sinh doanh thu. Do đó có hai cơ quan cùng quản lý, đôn đốc nợ, phạt nộp chậm

Sửa đổi quy định người nộp thuế chỉ tính thuế, khai thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp, bỏ quy định khai vãng lai.

Bộ Tài chính

 

  IX. Lĩnh vực xã hội

35.       

 

Khoản 3, khoản 4 Điều 9 Nghị định số 25/2001/NĐ-CP ngày 31/5/2001 của Chính phủ

Thành lập cơ sở bảo trợ xã hội

Quy định về thẩm quyền quyết định thành lập cơ sở bảo trợ xã hội không rõ ràng, dẫn đến trùng lắp do có điều kiện phụ thuộc vào phạm vi hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội

Sửa đổi theo hướng "thẩm quyền quyết định thành lập cơ sở bảo trợ xã hội không phụ thuộc vào phạm vi hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội".

UBND TP. Hồ Chí Minh

36.       

 

Quyết định số 38/2004/QĐ-TTg ngày 17/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ về thủ tục xét trợ cấp cho thân nhân hoặc người nhận nuôi trẻ mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi

Theo Quyết định để được công nhận là trẻ mồ côi thì phải có xác nhận của Tòa án cấp huyện về công nhận cha của trẻ đã mất tích

Mất nhiều thời gian, gây khó khăn

Dđiều chỉnh Điều 1, Quyết định theo hướng tạo điều kiện trợ cấp cho trẻ trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi được nuôi dưỡng tốt hơn

 

37.       

 

 

Thủ tục bảo hiểm y tế đối với trường hợp cấp cứu hoặc khám chuyên khoa chuyển viện từ trạm y tế xã đến bệnh viện huyện đòi hỏi phải có giấy giới thiệu chuyển viện

Thừa

Bãi bỏ quy định này

UBND tỉnh Bến Tre

 

  X. Lĩnh vực xây dựng

38.       

 

Khoản 1, Điều 1 Nghị định số 108/2005/NĐ-CP của Chính phủ

Xác nhận nhà ở hợp pháp

 

Cần quy định rõ ràng, từ ngữ đơn giản, giảm bớt những quy định về thủ tục rườm rà tại khoản 1, Điều 1 của Nghị định này trong việc xác nhận nhà ở hợp pháp cho cá nhân

UBND tỉnh Tây Ninh

39.       

 

Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 của Chính phủ

Chế tài xử phạt trong xây dựng

Mức xử phạt thấp

Nâng cao chế tài xử phạt

UBND tỉnh Quảng Ngãi

40.       

 

Điểm b, c khoản 2 Điều 11 Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
“b) Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã được quyết định đầu tư các dự án trong phạm vi ngân sách của địa phương sau khi thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp;c) Tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể cho Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện được quyết định đầu tư các dự án thuộc ngân sách địa phương có mức vốn đầu tư không lớn hơn 5 tỷ đồng và Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã không lớn hơn 3 tỷ đồng. Đối với các thành phố trực thuộc Trung ương, việc phân cấp theo quy định riêng được Thủ tướng Chính phủ cho phép.”.
Quy định về vốn ngân sách địa phương và việc phân cấp quyết định đầu tư dự án sử dụng vốn ngân sách địa phương cho cấp huyện, cấp xã tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 11 là chưa rõ. Đề nghị sửa đổi điểm c khoản 2 Điều 11 theo hướng quy định rõ đây là vốn ngân sách địa phương từ cấp trên chuyển xuống và quy định tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định việc phân cấp quyết định đầu tư cho UBND cấp huyện, cấp xã (không quy định cứng là 5 tỷ đồng hay 3 tỷ đồng).

 c) Tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể cho Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện được quyết định đầu tư các dự án thuộc ngân sách địa phương có mức vốn đầu tư không lớn hơn 5 tỷ đồng và Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã không lớn hơn 3 tỷ đồng. Đối với các thành phố trực thuộc Trung ương, việc phân cấp theo quy định riêng được Thủ tướng Chính phủ cho phép.”.

Bộ Xây dựng

41.       

 

Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

 

Điều 86 Luật Xây dựng đã có quy định về việc phá dỡ công trình nhưng đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể. Trong thực tế nhiều công trình phá dỡ không có phương án phá dỡ được duyệt dẫn đến có nhiều sự cố nghiêm trọng xẩy ra, ảnh hưởng đến tính mạng con người và các công trình lân cận.

Đề nghị bổ sung thêm một điều vào Nghị định số 16/2005/NĐ-CP hướng dẫn về phá dỡ công trình xây dựng theo hướng quy định rõ về các trường hợp phá dỡ, nguyên tắc phá dỡ và giao Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.

Bộ Xây dựng

42.       

 

Khoản 3 Điều 49 Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

“3. Chứng chỉ hành nghề do Bộ trưởng Bộ Xây dựng cấp. Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định thành lập Hội đồng tư vấn giúp Bộ trưởng cấp chứng chỉ hành nghề.’’.
 

 

3. Chứng chỉ hành nghề do Giám đốc Sở Xây dựng cấp. Giám đốc Sở Xây dựng quyết định thành lập Hội đồng tư vấn giúp Giám đốc Sở cấp chứng chỉ hành nghề.”.

Bộ Xây dựng

43.       

 

Khoản 2 Điều 52 Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

2. Đối với vùng sâu, vùng xa, những người có trình độ cao đẳng, trung cấp thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp; đã trực tiếp tham gia thiết kế hoặc thi công xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng công trình ít nhất 5 năm; đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng. Chứng chỉ này chỉ được sử dụng hành nghề trong phạm vi vùng sâu, vùng xa.’’.

Quy định như vậy là chưa rõ về phạm vi vùng sâu, vùng xa, không phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế của từng địa phương. Đề nghị sửa khoản 2, Điều 52 theo hướng giải thích rõ phạm vi vùng sâu, vùng xa và tuỷ theo tình hình thực tế của địa phương có thể xem xét cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công cho những cá nhân có trình độ cao đẳng,  trung cấp nếu có đủ điều kiện theo quy định.

 

Bộ Xây dựng

44.       

 

Điều 48 - Điều 65 Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

 

Điều kiện năng lực trong hoạt động xây dựng đã được quy định từ Điều 48 đến Điều 65. Tuy nhiên, các điều này mới chỉ quy định điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng, chưa quy định về năng lực huy động cho gói thầu, cũng như việc phân hạng tổ chức là chưa hợp lý. Dẫn đến tình trạng nhiều pháp nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định nhưng tại một thời điểm do phải thực hiện nhiều dự án nên không đủ năng lực huy động cho gói thầu, Ngược lại, nhiều doanh nghiệp tuy mới thành lập nhưng có đủ năng lực huy động cho gói thầu thì lại không tham gia thực hiện.

Vì vậy đề nghị sửa đổi, bổ sung từ Điều 53 đến Điều 65 theo hướng quy định rõ thêm về năng lực huy động cho gói thầu và về điều kiện phân hạng tổ chức cho phù hợp với thực tế.

Bộ Xây dựng

45.       

 

Điều 5 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng

 

Trong thực tế việc phân loại, cấp công trình xây dựng có thể thay đổi, bổ sung, phát sinh thêm. Vì vậy không nên quy định quá chi tiết về phân loại, phân cấp công trình trong Nghị định của Chính phủ. Đề nghị bỏ Phụ lục số 1 và sửa đổi Điều 5 theo hướng chỉ quy định nguyên tắc phân loại, phân cấp ; cấp công trình xác định theo loại công trình, theo tầm quan trọng và quy mô của công trình và giao cho Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể việc phân cấp công trình xây dựng trong Quy chuẩn xây dựng.

 

Bộ Xây dựng

46.       

 

Điều 24, Điều 25, Điều 26 và các Phụ lục 4a, 4b, 5a, 5b, 5c, 6 và 7. 

 

Mẫu biên bản nghiệm thu là văn bản mang tính kỹ thuật, không cần thiết phải quy định chi tiết trong Nghị định. Mặt khác những nội dung này đã được Bộ Xây dựng ban hành trong tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.

Sửa đổi Điều 12, 16, 24, Điều 25, Điều 26 và bãi bỏ các Phụ lục 4a, 4b, 4c, 5a, 5b, 5c, 6 và 7.

Bộ Xây dựng

47.       

 

 

 

 

 

 

48.       

 

Khoản 2 Điều 77 Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư

2. Thẩm tra và có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước về xây dựng của các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ và dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.

Dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, có quy mô nhỏ rất nhiều, hiện nay hàng tháng Bộ Xây dựng nhận được rất nhiều hồ sơ đề nghị thẩm tra, chủ yếu là các dự án có quy mô nhỏ một vài chục tỷ đồng của các địa phương gửi đến.

‘’Các Bộ chỉ thẩm tra, góp ý các dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện có quy mô trên 300 tỷ đồng, dưới 300 tỷ đồng phân cấp cho các Sở, ban ngành địa phương thẩm tra góp ý’’.

Bộ Xây dựng

49.       

 

khoản 2 Điều 1 Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006

 

 

Vị trí, quy mô xây dựng công trình phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nếu chưa có trong quy hoạch xây dựng thì phải được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận. Trên cơ sở vị trí, quy mô xây dựng đã được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận, chủ đầu tư lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 hoặc tổng mặt bằng công trình, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định trước khi lập dự án

 

50.       

 

khoản 6 Điều 1 Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006

 

 

Bãi bỏ quy định về Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá nhân lập thiết kế cơ sở theo quy định

 

51.       

 

Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 6/9/2006

 

 

- Đề nghị thay thế cụm từ "hồ sơ bản vẽ" của dự án phát triển nhà ở bằng "thiết kế cơ sở".
- Dự án phát triển nhà ở xã hội, công vụ được xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước thì do Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc cấp huyện phê duyệt theo ủy quyền của UBND cấp tỉnh. Dự án phát triển nhà ở không sử dụng vốn ngân sách thì chủ đầu tư quyết định sau khi có văn bản thỏa thuận của Chủ tịch UBND tỉnh.
- Đề nghị sửa đổi quy định về ghi tên chủ sở hữu nhà ở trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho rõ hơn đối với trường hợp chủ sở hữu chết trước khi nộp hồ sơ và sau khi nộp hồ sơ nhưng trước khi được cấp Giấy chứng nhận.

 

 

  XI. Lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn

52.       

 

khoản 3, Điều 6 Nghị định 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản

thời hạn cấp và gia hạn giấy phép không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Quá dài

Rút xuống còn 5 ngày

Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)

53.       

 

Sửa đổi khoản 2 Điều 57 Nghị định 33/2005/NĐ-CP

Tổ chức, cá nhân đăng ký lưu hành thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y phải nộp hồ sơ đăng ký theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 40 của Pháp lệnh Thú y với Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản. Hồ sơ đăng ký được lập thành 03 (ba) bộ

Số lượng hồ sơ phải nộp nhiều và không phù hợp với từng trường hợp.

Nộp Cục Thú y 01 bộ hồ sơ đối với trường hợp thuốc không phải thử nghiệm hoặc khảo nghiệm; 02 bộ hồ sơ đối với trường hợp thuốc phải thử nghiệm hoặc khảo nghiệm;

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

54.       

 

Sửa đổi khoản 1 Điều 30 Nghị định 33/2005/NĐ-CP

 

Các thời hạn quy định không phù hợp.
 
 

Thời gian đăng ký kiểm dịch giảm từ 5 ngày (đối với động vật đã được tiêm phòng) và 3 ngày (đối với SPĐV đã được xét nghiệm) xuống 2 ngày.
- Bỏ quy định về thời gian xác nhận đăng ký kiểm dịch.
- Thời gian tiến hành kiểm dịch giảm từ 02 ngày xuống còn 01 ngày kể từ khi động vật, SPĐV được tập trung.
Bổ sung quy định CCTY được ủy quyền cho các Trạm Thú y huyện hoặc Trạm Kiểm dịch trực thuộc có đủ điều kiện thực hiện kiểm dịch và cấp giấy CNKD động vật, SPĐV vận chuyển ra khỏi huyện

 

55.       

 

Cấp giấy chứng nhận huấn luyện cho người vận chuyển hóa chất nguy hiểm (thuốc BVTV) do Bộ NN&PTNT chịu trách nhiệm Điều 12 của Nghị định số 13/2003/NĐ-CP ngày 19/02/2003

giấy chứng nhận huấn luyện cho người vận chuyển hóa chất nguy hiểm

Không cần thiết

Bãi bỏ; những người này chỉ cần qua một khóa tập huấn của bất kỳ cơ sở đào tạo nào là được

 

Lĩnh vực liên quan

Phiên bản 1

Dự thảo dạng .DOC

Ngày nhập

16/01/2008

Đã xem

1744 lượt xem

Thông tin tài liệu

Số lượng file 1

Cơ quan soạn thảo Văn phòng Chính phủ

Loại tài liệu Nghị định

Đăng nhập để theo dõi dự thảo

Ý kiến của VCCI

  • Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.

Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )

Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com