Theo dõi (0)

DỰ THẢO LUẬT VIỄN THÔNG

Ngày đăng: 17:14 10-12-2008 | 1712 lượt xem

Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo

Bộ Thông tin và Truyền thông

Trạng thái

Đã xong

Đối tượng chịu tác động

N/A,

Phạm vi điều chỉnh

Tóm lược dự thảo

QUỐC HỘI                                                                CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Luật số:         /2009/QH 12                                             Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

DỰ THẢO 23

LUẬT VIỄN THÔNG

CỦA QUỐC HỘI KHÓA XII, KỲ HỌP THỨ…, SỐ /2009/ QH12

NGÀY THÁNG NĂM 2009

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo nghị quyết số 51/2001- QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;

Quốc hội ban hành luật viễn thông.

Chương 1

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về hoạt động viễn thông, bao gồm kinh doanh viễn thông, thực hiện viễn thông công ích, quản lý viễn thông, xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động viễn thông.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động viễn thông tại Việt Nam

Điều 3. Áp dụng Luật Viễn thông

  1. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật viễn thông với quy định của Luật khác về cùng một vấn đề liên quan đến hoạt động viễn thông thì áp dụng quy định của Luật Viễn thông.
  2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong luật này, các thuật ngữ sau đây được hiều như sau:

  1. Viễn thông” là việc gửi, truyền, nhận ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh hoặc các dạng khác của thông tin qua mạng viễn thông.
  2. Thiết bị viễn thông” là các phương tiện kỹ thuật, bao gồm cả phần cứng và mềm được dùng để thiết lập mạng viễn thông, cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông.
  3. Thiết bị đầu cuối” là thiết bị viễn thông được đấu nối trực tiếp hoặc gián tiếp đến điểm kết cuối của mạng viễn thông để gửi, xử lý và nhận các thông tin dưới dạng ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh qua mạng viễn thông.
  4. Thiết bị mạng” là thiết bị viễn thông được lắp đặt trên mạng viễn thông để đảm bảo việc cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông.
  5. Đường truyền dẫn” là tập hợp các thiết bị viễn thông được liên kết với nhau bằng đường cáp viễn thông, sóng vô tuyến điện, các phương tiện quang học và các phương tiện điện từ khác.
  6. Mạng viễn thông” là tập hợp các thiết bị viễn thông, hệ thống thiết bị viễn thông được liên kết với nhau bằng các đường truyền dẫn viễn thông để cung cấp các dịch vụ viễn thông.
  7. Công trình viễn thông” là công trình xây dựng bao gồm công trình viễn thông tích cực và công trình viễn thông thụ động. Công trình viễn thông thụ động bao gồm nhà, trạm, cột, cống, bể cáp dùng để lắp đặt thiết bị viễn thông. Công trình viễn thông tích cực là các thiết bị viễn thông lắp đặt vào công trình viễn thông thụ động.
  8. Cơ sở hạ tầng viễn thông” là tập hợp các thiết bị viễn thông, hệ thống thiết bị viễn thông, đường truyền dẫn, mạng viễn thông và các công trình viễn thông.
  9. Điểm kết cuối của mạng viễn thông” là điểm đấu nối vật lý thuộc mạng viễn thông theo các tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo việc đấu nối thiết bị đầu cuối vào mạng viễn thông.
  10. Dịch vụ viễn thông” là dịch vụ gửi, truyền, nhận ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh hoặc các dạng khác của thông tin giữa các điểm kết cuối của mạng viễn thông.
  11. Kinh doanh viễn thông” là hoạt động đầu tư, mua bán, sản xuất sản phẩm, thiết bị viễn thông, thiết lập mạng viễn thông công cộng, cung cấp các dịch vụ viễn thông nhằm mục đích sinh lợi.
  12. Tài nguyên viễn thông” bao gồm kho số viễn thông, tài nguyên Internet, phổ tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh.

(a) “Kho số viễn thông” là tập hợp các mã và số được đánh số theo quy định thống nhất trong phạm vi cả nước để đảm bảo cho hoạt động của mạng và dịch vụ viễn thông.

(b) “Tài nguyên Internet” là tập hợp các tên và số được quy hoạch thống nhất trên phạm vi toàn cầu thuộc quyền quản lý của Việt Nam để đảm bảo cho hoạt động của Internet.

(c) “Phổ tần số vô tuyến điện” là dãy các tần số của song vô tuyến điện

(d) “Quỹ đạo vệ tinh” là đường chuyển động của vệ tinh trong không gian thuộc quyền quản lý của Việt Nam.

  1. Phương tiện thiết yếu” là một bộ phận quan trọng của cơ sở hạ tầng viễn thông do một hoặc một số ít doanh nghiệp viễn thông độc quyền chiếm giữ hoặc chiếm giữ phần lớn trên thị trường viễn thông và việc thiết lập mới bộ phận cơ sở hạ tầng này để thay thế là không khả thi về kinh tế hoặc kỹ thuật.

Điều 5. Chính sách của Nhà nước về Viễn thông

  1. Phát huy các nguồn lực của Đất nước để phát triển nhanh, tăng nhanh năng lực và hiện đại hóa viễn thông; đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông hiện đại; đồng bộ và ổn định, đáp ứng cho phát triển kinh tế- xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và đảm bảo quốc phòng, an ninh;
  2. Ưu tiên đầu tư phát triển viễn thông đối với nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; có chính sách ưu đãi, hỗ trợ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích theo yêu cầu của Nhà nước.
  3. Phát huy nội lực, thúc đẩy cạnh tranh, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh viễn thông trong môi trường công bằng, minh bạch theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
  4. Tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động viễn thông; ngăn chặn những hành vi lợi dụng viễn thông gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục, vi phạm các quy định của pháp luật.
  5. Mở rộng hợp tác quốc tế về viễn thông trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Điều 6. Bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin

  1. Mạng viễn thông là cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia, phải được bảo vệ và không được xâm phạm. Chính quyền địa phương, các đơn vị lực lượng vũ trang và các doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm phối hợp với nhau để bảo vệ an toàn mạng viễn thông công cộng. chủ mạng viễn thông dùng riêng, đại lý dịch vụ viễn thông và người sử dụng dịch vụ có trách nhiệm bảo vệ mạng viễn thông và thiết bị đầu cuối viễn thông, tích cực tham gia bảo vệ mạng viễn thông công cộng, thông báo cho doanh nghiệp viễn thông hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các hành vi phá hoại, xâm phạm mạng viễn thông công cộng.
  2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo đảm an toàn mạng viễn thông và an ninh thông tin khi thực hiện hoạt động viễn thông; chịu sự quản lý, thanh tra, kiểm tra và thực hiện các yêu cầu về bảo đảm mạng viễn thông và an ninh thông tin của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  3. Trong trường hợp khẩn cấp do pháp luật về tình trạng khẩn cấp quy định, một phần hoặc toàn bộ mạng viễn thông có thể được huy động để phục vụ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  4. Khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm bố trí mặt bằng, điểm truy cập mạng viễn thông và các điều kiện kỹ thuật, nghiệp vụ cần thiết khác để cơ quan đó thực hiện nhiệm vụ kiểm soát và bảo đảm an ninh thông tin.
  5. Doanh nghiệp viễn thông phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ công an tiến hành ngăn chặn khẩn cấp và ngừng cung cấp dịch vụ đối với những trường hợp gây bạo động, bạo loạn, sử dụng dịch vụ viễn thông và Internet xâm phạm an ninh quốc gia, chống lại nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  6. Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan có liên quan hướng dẫn việc đảm bảo an toàn mạng viễn thông và an ninh thông tin trong hoạt động viễn thông.

Điều 7. Bảo đảm bí mật thông tin

  1. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động viễn thông phải tuân thủ pháp luật về bảo đảm bí mật nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin mà mình đưa vào, lưu trữ và truyền đi trên mạng viễn thông công cộng.
  2. Tin tức thuộc loại bí mật nhà nước nếu truyền đi trên mạng viễn thông cộng cộng phải được mã hóa theo quy định của pháp luật về cơ yếu. Việc sử dụng kỹ thuật mật mã nhằm bảo đảm bí mật thông tin thương mại và dân sự phải tuân thủ các quy định của Pháp luật.
  3. Bí mật đối với thông tin riêng chuyển qua mạng viễn thông của mọi tổ chức, cá nhân được bảo đảm theo quy định của pháp luật. Việc kiểm soát thông tin trên mạng viễn thông phải do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật.
  4. Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm bảo đảm bí mật các thông tin riêng liên quan đến người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm tên, địa chỉ, số máy chủ gọi, số máy bị gọi, thời gian gọi và các thông tin riêng khác mà người sử dụng đã cung cấp khi giao kết hợp đồng với doanh nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người sử dụng dịch vụ viễn thông đồng ý cung cấp các thông tin nêu trên;

b) Các doanh nghiệp viễn thông có thỏa thuận bằng văn bản với nhau về việc trao đổi cung cấp thông tin liên quan đến người sử dụng dịch vụ viễn thông để phục vụ cho việc tính cước và ngăn chặn các hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng;

c) Khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật để phát hiện, ngăn chặn và sử lý các hành vi lợi dụng mạng viễn thông để hoạt động khủng bố, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

Điều 8. Thông tin được ưu tiên phục vụ

Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động viễn thông phải ưu tiên phục vụ các loại thông tin sau:

  1. Thông tin khẩn cấp về quốc phòng, an ninh;
  2. Thông tin phục vụ chống thiên tai, hỏa hoạn , thảm họa khác;
  3. Thông tin phục vụ cấp cứu và chống dịch bệnh;
  4. Thông tin về an toàn, cứu nạn, cứu hộ;
  5. Các thông tin khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

Điều 9. Quản lý nhà nước về viễn thông

1.Nội dung quản lý nhà nước về viễn thông

a) Xây dựng và ban hành cơ chế chính sách, luật pháp, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển viễn thông;

b) Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh viễn thông, viễn thông công ích và quản lý viễn thông;

c) Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động viễn thông;

d) Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về viễn thông; ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế trong hoạt động viễn thông;

e) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về viễn thông; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động viễn thông.

2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về viễn thông:

a. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về viễn thông trong phạm vi cả nước;

b. Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về viễn thông và quản lý cạnh tranh trong hoạt động thiết lập mạng viễn thông công cộng, cung cấp dịch vụ viễn thông;

c. Cơ quan quản lý viễn thông là cơ quan giúp Bộ trưởng Thông tin và Truyền Thông xây dựng, chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về viễn thông và cạnh tranh trong hoạt động thiết lập mạng viễn thông công cộng, cung cấp dịch vụ viễn thông. Thủ tướng chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý viễn thông;

d. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ tong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về viễn thông theo sự phân công của chính Phủ;

e. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về viễn thông trong phạm vi địa phương mình theo phân cấp của Chínhphur và hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Điều 10. Thanh tra viễn thông

1. Thanh tra viễn thông là tổ chức thuộc hệ thống Thanh tra Thông tin và Truyền thông, thực hiện chức năng thanh tra các hoạt động về viễn thông theo quy định của pháp luật.

2. Thành lập tổ chức thanh tra tại cơ quan quản lý viễn thông để thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về viễn thông trong phạm vi cả nước.

Điều 11. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động viễn thông

Nghiêm cấm việc lợi dụng hoạt động viễn thông nhằm mục đích:

  1. Chống lại nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; pha hoại khối đại đoàn kết toàn dân; tuyên truyền chiến tranh xâm lược; gây hận thù mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; tuyên truyền kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan; phá hoại thuận phong mỹ tục của dân tộc;
  2. Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế đối ngoại và những bí mật khác đã được pháp luật quy định;
  3. Thu trộm, nghe trộm thông tin trên mạng viễn thông; trộm cắp, sử dụng trái phép mật khẩu, khóa mật mã và thông tin riêng của tổ chức, cá nhân khác;
  4. Đưa các thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức; danh dự, nhân phẩm của công dân;
  5. Lợi dụng viễn thông để quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật;
  6. Gây rối, phá hoại cơ sở hạ tầng viễn thông và cản trở trái pháp luật việc thiết lập mạng viễn thông, việc cung cấp và sử dụng các dịch vụ viễn thông.

Lĩnh vực liên quan

Phiên bản 1

Dự thảo Tờ trình và những nội dung chính của Luật Viễn thông

Ngày nhập

10/12/2008

Đã xem

1712 lượt xem

Dự thảo 23 Luật Viễn thông

Ngày nhập

10/12/2008

Đã xem

1712 lượt xem

Thông tin tài liệu

Số lượng file 2

Cơ quan soạn thảo Bộ Thông tin và Truyền thông

Loại tài liệu Luật

Đăng nhập để theo dõi dự thảo

Ý kiến của VCCI

  • Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.

Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )

Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com