Theo dõi (0)

DỰ THẢO LUẬT PHÒNG, TRÁNH THIÊN TAI

Ngày đăng: 08:51 07-11-2011 | 1982 lượt xem

Cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Trạng thái

Đã xong

Đối tượng chịu tác động

N/A,

Phạm vi điều chỉnh

Tóm lược dự thảo

DỰ THẢO
LUẬT PHÒNG, TRÁNH THIÊN TAI

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị Quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về hoạt động phòng, tránh thiên tai, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong hoạt động phòng, tránh thiên tai và các nguồn lực bảo đảm việc thực hiện.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với cá nhân, tổ chức trong nước; cá nhân, tổ chức nước ngoài đang sinh sống và hoạt động tại Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong luật này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:

1.     Thiên tai

Thiên tai là các hiện tượng tự nhiên bất thường gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế, xã hội.

Thiên tai quy định trong luật này bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét; mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ và dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn; nắng nóng, hạn hán, rét hại; động đất, sóng thần.

2.     Rủi ro thiên tai

Rủi ro thiên tai là nguy cơ thiệt hại do thiên tai gây ra về người, tài sản, môi trường sống, các hoạt động kinh tế, xã hội.

3.     Phòng, tránh thiên tai

Phòng, tránh thiên tai là quá trình mang tính hệ thống, bao gồm các hoạt động: phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

4.     Tình huống thiên tai

Tình huống thiên tai là diễn biến của một hoặc một số thiên tai cụ thể từ khi xuất hiện và có khả năng gây ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản, các hoạt động kinh tế, xã hội cho đến khi không còn khả năng gây ảnh hưởng.

5.     Công trình phòng, tránh thiên tai

Công trình phòng, tránh thiên tai là các công trình do nhà nước, tổ chức, cá nhân đầu tư bao gồm: trạm quan trắc khí tượng, thủy văn, địa chấn, cảnh báo thiên tai; công trình đê điều, hồ đập, chống úng, chống hạn, chống sạt lở; khu trú tránh bão cho tầu thuyền, nhà kết hợp sơ tán dân và các công trình khác phục vụ công tác phòng, tránh thiên tai.

Điều 4. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động phòng, tránh thiên tai

1.     Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả.

2.     Phòng, tránh thiên tai là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cá nhân, tổ chức theo nguyên tắc “cá nhân chủ động, cộng đồng giúp nhau, nhà nước hỗ trợ”.

3.     Phòng, tránh thiên tai thực hiện theo phương châm “4 tại chỗ”: chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ.

4.     Nội dung phòng, tránh thiên tai phải được lồng ghép trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của ngành, địa phương và cả nước.

5.     Hoạt động cứu trợ phải đảm bảo tính nhân đạo, kịp thời, công bằng, hợp lý và phù hợp với các quy định của nhà nước.

6.     Phòng, tránh thiên tai phải kết hợp kinh nghiệm truyền thống với kiến thức, công nghệ tiên tiến và thích ứng với biến đổi khí hậu;

7.     Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, tránh thiên tai phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia;

Điều 5. Chính sách của nhà nước trong lĩnh vực phòng, tránh thiên tai

1.  Nhà nước có chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện các biện pháp phòng, tránh thiên tai, đầu tư xây dựng các công trình và áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào các hoạt động phòng, tránh thiên tai. Nhà nước bảo vệ quyền lợi hợp pháp liên quan của cá nhân, tổ chức.

2.  Nhà nước có chính sách hỗ trợ các đối tượng bị thiệt hại do thiên tai, đặc biệt các vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai, vùng đặc biệt khó khăn và các hộ nghèo.

3.  Khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm thành lập và hoạt động tại Việt Nam, thực hiện bảo hiểm thiên tai tại các vùng thường xuyên xảy ra thiên tai theo quy định của pháp luật.

4.  Nhà nước đầu tư xây dựng các công trình phòng, tránh thiên tai trọng điểm quốc gia và hỗ trợ các địa phương xây dựng các công trình phòng, tránh thiên tai tại địa phương theo phân cấp của chính phủ.

Điều 6. Nguồn lực cho hoạt động phòng, tránh thiên tai

1.     Nguồn lực của cá nhân, tổ chức, nhà nước cho hoạt động phòng, tránh thiên tai bao gồm: nhân lực, vật tư, thiết bị, phương tiện, tiền và hàng hoá phục vụ phòng, tránh thiên tai.

2.     Nguồn tài chính cho hoạt động phòng, tránh thiên tai bao gồm:

a.     Nguồn tài chính của cá nhân, tổ chức;

b.     Các quỹ phòng, tránh thiên tai và các quỹ xã hội được thành lập theo quy định của pháp luật;

c.      Đóng góp tự nguyện của cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài;

d.     Ngân sách nhà nước.

3.     Việc quản lý và sử dụng nguồn tài chính cho hoạt động phòng, tránh thiên tai thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Các hành vi bị cấm

1.     Lợi dụng thiên tai và hoạt động phòng, tránh thiên tai gây phương hại đến chủ quyền lãnh thổ, quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia khác; xâm hại đại đoàn kết dân tộc, đạo đức xã hội, thuần phong, mỹ tục, truyền thống và bản sắc dân tộc; thực hiện các hành vi rửa tiền, tài trợ khủng bố và các hoạt động trái pháp luật.

2.     Lợi dụng thiên tai gây mất trật tự, an ninh, ổn định xã hội; xâm hại tài sản của nhà nước và nhân dân, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và cộng đồng.

3.     Cố ý phá hoại các công trình phòng, tránh thiên tai.

4.     Vận hành các hồ chứa nước, cống, trạm bơm không đúng quy trình được cấp có thẩm quyền quy định.

5.     Xây dựng công trình không theo quy hoạch, thực hiện các hoạt động gây tổn hại đến công trình phòng, tránh thiên tai hoặc làm tăng rủi ro thiên tai mà không có biện pháp xử lý.

6.     Không chấp hành sự chỉ đạo, chỉ huy phòng, tránh, sơ tán, ứng phó thiên tai của cơ quan có thẩm quyền.

7.     Không chấp hành lệnh huy động nhân lực, vật tư, phương tiện phục vụ ứng phó khẩn cấp tình huống thiên tai.

8.     Ngăn cản hoặc gây cản trở các hoạt động phòng, tránh thiên tai.

9.     Lợi dụng thiên tai đầu cơ vật tư, thiết bị, nhu yếu phẩm để trục lợi, gây hại tới đời sống dân sinh.

10. Sử dụng sai mục đích hàng cứu trợ, nguồn tài chính phục vụ phòng, tránh thiên tai.

11. Cố tình đưa tin sai sự thật về thiên tai và các hoạt động phòng, tránh thiên tai.

Lĩnh vực liên quan

Phiên bản 1

Dự thảo Luật phòng, tránh thiên tai

Ngày nhập

07/11/2011

Đã xem

1982 lượt xem

Thông tin tài liệu

Số lượng file 1

Cơ quan soạn thảo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Loại tài liệu Luật

Đăng nhập để theo dõi dự thảo

Ý kiến của VCCI

  • Hiện tại, VCCI chưa có ý kiến về văn bản này. Vui lòng đăng ký theo dõi dự thảo để nhận thông tin khi VCCI có ý kiến.

Ý kiến về dự thảo ( 0 ý kiến )

Văn bản vui lòng gửi tới địa chỉ (có thể gửi qua fax hoặc email):
Ban pháp chế VCCI - số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3577 0632 / 024 3577 2002 - số máy lẻ : 355. Fax: 024 3577 1459.
Email: xdphapluat@vcci.com.vn / xdphapluat.vcci@gmail.com