VCCI góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng DAP thuộc mã hàng 3105.30.00 tại biểu thuế nhập khẩu ưu đãi

Thứ Năm 16:22 24-12-2015

Số:  3331
/PTM-PC

Vv: ý kiến về thuế nhập khẩu đối với mặt
hàng phân bón DAP

 

Hà Nội,
ngày  24  tháng 12 năm 2015

Kính
gửi: Vụ Chính sách – Bộ Tài chính

Trả
lời Công văn số 18497/BTC-CST ngày 11/12/2015 của Bộ Tài chính về việc đề nghị
cho ý kiến đối với việc tăng thuế nhập khẩu đối với mặt hàng phân bón DAP từ 3%
lên 6%, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) có một số ý kiến như
sau:

1.
Về
đánh giá tác động của các đối tượng chịu ảnh hưởng của việc tăng thuế

Theo
nội dung Công văn 18497 thì đề xuất tăng thuế nhập khẩu đối với phân bón DAP xuất
phát từ đề xuất của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nhằm mục tiêu tháo gỡ khó khăn
cho hai công ty sản xuất DAP (mà Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nắm giữ 64% và 51%
cổ phần) và “khuyến khích doanh nghiệp trong nước đầu tư sản xuất, hạn chế phụ
thuộc vào nguồn nhập khẩu, đặc biệt từ thị trường Trung Quốc”.

Việc
tăng thuế nhập khẩu đối với phân bón DAP sẽ hỗ trợ rất lớn đối với các công ty
sản xuất sản phẩm này trong nước khi cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu cùng
loại, ít nhất về mặt giá cả. Tuy nhiên, chính sách này sẽ tác động không nhỏ
theo hướng bất lợi (hoặc phải mua phân bón nhập khẩu với giá thành cao hoặc bị
thu hẹp sự lựa chọn sản phẩm nếu muốn mua với giá thành thấp hơn) đến các đối
tượng sử dụng phân bón DAP phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước,
nhất là những đối tượng yếu thế như người nông dân, các doanh nghiệp nhỏ và
siêu nhỏ.

Báo
cáo giải trình chính sách từ phía Quý Bộ mới chỉ đề cập đến ý kiến của Tập đoàn
Hóa chất Việt Nam mà chưa phản ánh đến ý kiến của những đối tượng chịu tác động
khác. Bên cạnh đó, các đối tượng được xác định lấy ý kiến trong Công văn số
18497 cũng chưa hướng tới những đối tượng này. Điều này khiến cho phân tích
đánh giá tác động chưa toàn diện.


vậy, đối với đề xuất chính sách tăng thuế nhập khẩu đối với phân bón DAP, đề
nghị Quý Bộ
tham vấn ý kiến đối với những đối tượng sử dụng phân bón DAP phục
vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh để đánh giá tác động chính sách một cách toàn
diện, tránh hiện tượng chính sách có tính bảo vệ lợi ích cho một nhóm nhỏ nhưng
lại tác động tiêu cực đến rất nhiều đối tượng khác, nhất là những đối tượng yếu
thế, dễ bị tổn thương như người nông dân, các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.

2.
Về
các số liệu liên quan đến giá phân bón DAP

Theo
số liệu do Tổng cục Hải quan cung cấp thì tính bình quân giá nhập khẩu phân bón
DAP năm 2014 là 10,1 triệu đồng/tấn, 10 tháng đầu năm 2015 là 10,2 triệu đồng/tấn.
Giá nhập khẩu phân bón theo số liệu thống kê này cao hơn giá bán 9,83 triệu đồng/tấn của Công ty Cổ phần DAP –
VINANCHEM.

Trong
khi đó, theo thông tin của Công ty CP DAP VIANCHEM thì giá nhập khẩu của loại
DAP 64% là 9,4 triệu đồng/tấn đến 9,7 triệu đồng/tấn; DAP 60% là khoảng 9,8 triệu
đồng/tấn. Với số liệu này thì giá nhập khẩu phân bón sẽ thấp hơn giá bán phân bón của VINANCHEM.

Như
vậy, giữa hai số liệu do Tổng cục Hải quan và VIANCHEM đang có sự khác nhau về
giá nhập khẩu phân bón và đề xuất tăng thuế nhập khẩu phân bón DAP với mục tiêu
hỗ trợ cho sản xuất trong nước, do giá thành nhập khẩu phân bón thấp lại dựa
trên số liệu của công ty VIANCHEM – đối tượng được hưởng lợi trong chính sách
này, dường như là chưa phù hợp và chưa minh bạch.

Từ
những phân tích trên, có thể thấy là các thông tin liên quan đến đề xuất tăng
thuế nhập khẩu phân bón DAP là chưa toàn diện (chưa tính đến lợi ích của nhóm đối
tượng chịu tác động, mà trong trường hợp này là rất rộng, lại thuộc nhóm yếu thế
như nông dân, doanh nghiệp nông nghiệp siêu nhỏ…) và chưa thuyết phục (nếu số
liệu của Tổng cục hải quan là chính xác thì rõ ràng phân bón nhập khẩu có giá
cao hơn giá bán của VINACHEM). Vì vậy, VCCI chưa có căn cứ để thống nhất với đề
xuất tăng thuế này.

Trên đây là một số ý kiến ban đầu của Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam đối với đề nghị cho ý kiến đối với việc
tăng thuế nhập khẩu đối với mặt hàng phân bón DAP từ 3% lên 6%,. Rất mong cơ quan soạn thảo cân nhắc.

Trân
trọng cảm ơn cảm ơn sự hợp tác của Quý Cơ quan.