VCCI góp ý Dự thảo Thông tư quy định về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy giống cây trồng

Thứ Ba 10:01 20-10-2015

Kính gửi: Cục Trồng trọt

        Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Trả
lời Công văn số 1667/TT-QLCL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc
đề nghị góp ý Dự thảo Thông tư quy định về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy
giống cây trồng (sau đây gọi tắt là Dự thảo), Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam (VCCI) có một số ý kiến sau:

So
với Dự thảo 8 (ngày 16/01/2015) mà VCCI đã có Công văn góp ý số 0271 ngày
11/02/2015, Dự thảo 11 (ngày 09/9/2015) này có một số thay đổi nhỏ, trong đó có
tiếp thu một số ý kiến góp ý của VCCI. Tuy nhiên Dự thảo này vẫn còn một số nội
dung không tiếp thu ý kiến của VCCI và cũng không có giải trình nào về lý do không
tiếp thu.


vậy, VCCI tiếp tục phản ánh lại những ý kiến chưa được tiếp thu đồng thời có một
số góp ý mới đối với các quy định tại Dự thảo 11 như sau:

1.
Về
hình thức đánh giá hợp quy (Điều 4)

Khoản
1 Điều 4 Dự thảo đưa ra hai phương án xác định chủ thể thực hiện đánh giá hợp
quy dựa vào các tiêu chí khác nhau, theo đó:


Phương án 1: Chủ thể đánh giá hợp quy được
xác định dựa vào xuất xứ của giống cây trồng nhóm 2 (trong nước hay nhập khẩu)


Phương án 2: Chủ thể đánh giá hợp quy được
xác định dựa vào xuất xứ của giống cây trồng nhóm 2 (nhập khẩu); loại giống (giống
lúa siêu nguyên chủng, bố/mẹ lúa lai); hoặc cả hai tiêu chí (lúa lai F1 trong
nước).

So
với phiên bản 9 thì phiên bản này, Dự thảo đã có một số điều chỉnh nhỏ về chủ
thể đánh giá hợp quy, đó là cho phép sự tham gia nhiều hơn của tổ chức đánh giá
hợp quy vào hoạt động đánh giá này (thay vì giới hạn việc đánh giá của một số
giống cây trồng cho một chủ thể là Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản xuất
cây trồng và phân bón Quốc gia) đối với trường hợp phải được đánh giá hợp quy bởi
tổ chức bên ngoài (chứ không phải tổ chức sản xuất giống). Đây là cách tiếp cận
rất đáng hoan nghênh.

Tuy
nhiên, liên quan tới các phương án được nêu, việc lựa chọn phương án nào trong
số 2 phương án trên cần được tính toán trên cơ sở mức độ rủi ro của loại giống
được đánh giá hợp quy. Mà hiện tại thì các tiêu chí trong cả 2 phương án đều
không dựa trên mức độ rủi ro (ví dụ: với phương án 1 – tại sao giống nhập khẩu
lại rủi ro hơn giống nội địa? với phương án 2 thì cũng không rõ tại sao lại lựa
chọn nhóm nhập khẩu và nhóm như liệt kê để yêu cầu đánh giá bởi tổ chức độc lập).

Về
mặt logic, kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận hợp quy được suy đoán là đáng
tin cậy hơn so với kết quả của tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây trồng tự
đánh giá. Như vậy, cần xác định những loại giống cây trồng nào, có nguy cơ rủi
ro cao, cần kiểm soát chất lượng chặt chẽ hơn, thì nên xác định chủ thể đánh
giá là các tổ chức chứng nhận hợp quy thực hiện.


vậy, việc xây dựng phương án cần dựa trên các tiêu chí về mức độ rủi ro. Do
không có hiểu biết về mức độ rủi ro của các loại giống liên quan, VCCI chưa thể
lựa chọn phương án nào trong hai phương án. Nếu Ban soạn thảo giải trình được “giống
cây trồng nhóm 2 nhập khẩu; giống lúa siêu nguyên chủng, giống bố, mẹ lúa lai;
giống lúa lai F1 sản xuất trong nước” có tính chất rủi ro cao hơn và do đó cần
kiểm soát chặt chẽ hơn thì hình thức đánh giá hợp quy theo phương án 2 là hợp lý hơn (bởi phương án 1 thuần túy chỉ
dựa vào nguồn gốc xuất xứ, mà nguồn gốc giống thì không phải khi nào cũng phản
ánh mức độ rủi ro của loại giống đối với sản xuất tại Việt Nam).

2.
Một
số góp ý khác


Về
cách thức xử lý đối với trường hợp không đạt yêu cầu sau đánh giá (Điều 7):

Dự
thảo đã bổ sung cách thức xử lý đối với trường hợp không đạt yêu cầu sau đánh
giá so với Dự thảo 9, cụ thể là dẫn chiếu tới khoản 3 Điều 36 Luật Chất lượng sản
phẩm hàng hóa. Tuy nhiên, bản thân quy định được dẫn chiếu tới này cũng chưa đủ
rõ ràng để có thể nhận biết được cách thức xử lý cụ thể đối với trường hợp
không đạt yêu cầu sau đánh giá, bởi vì khoản 3 Điều 36 Luật Chất lượng sản phẩm
hàng hóa quy định khá chung chung: “tùy theo tính chất, mức độ vi phạm yêu cầu
quản lý chất lượng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định buộc tái xuất,
tiêu hủy hoặc tái chế hàng hóa, đồng thời thông báo cho cơ quan hải quan để phối
hợp xử lý và người nhập khẩu biết để thực hiện”. Vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo
quy định về biện pháp xử lý cụ thể đối với lô hàng trong trường hợp này.


Lưu
mẫu giống (Điều 9)

Khoản 2
Điều 09 Dự thảo quy định “mẫu hạt gống phải được bảo quản trong điều kiện thích
hợp ít nhất 06 tháng, kể từ ngày nhận mẫu”. Về mặt
logic thì quy định cứng về thời hạn lưu mẫu như thế này là không thích hợp, bởi
mỗi loại giống có thời hạn sử dụng khác nhau, lưu mẫu giống quá thời hạn sử dụng
của giống thì việc lưu mẫu không còn ý nghĩa (vì không thể hậu kiểm giống đã hết
hạn sử dụng và lấy đó làm chuẩn đánh giá chất lượng giống trước khi hết hạn được).
Do đó, đề nghị Ban soạn thảo điều chỉnh quy định này theo hướng thời
gian bảo quản mẫu bằng
với thời hạn sử dụng của lô giống do nhà
sản xuất đưa ra.

Trên đây là một số ý kiến ban đầu của Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam đối với Dự thảo Thông tư quy định về kiểm tra chất lượng,
chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy giống cây trồng (phiên bản 11 – ngày
09.9.2015). Rất mong quý Cơ quan
soạn thảo cân nhắc để chỉnh sửa, hoàn thiện.

Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý Cơ quan.