VCCI góp ý dự thảo Thông tư quy định chi tiết mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm dược liệu và vị thuốc cổ truyền tại các cơ sở y tế công lập

Thứ Năm 14:17 25-08-2016

PHÒNG
THƯƠNG MẠI


CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

 

Số:  2118   /PTM-PC

Vv: góp
ý Dự thảo Thông tư quy định chi tiết mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm dược liệu và
vị thuốc cổ truyền tại các cơ sở y tế công lập

CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc
lập – Tự do – Hạnh phúc

 


Nội, ngày 23  tháng 8 năm 2016

Kính gửi: Cục
Quản lý Y Dược cổ truyền, Bộ Y tế

Trả lời Công văn số 402/YDCT-QLD của
Cục Quản lý Y Dược cổ truyền ngày 22/7/2016 về việc đề nghị góp ý Dự thảo Thông
tư quy định chi tiết mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm dược liệu và vị thuốc cổ truyền
tại các cơ sở y tế công lập (sau đây gọi tắt là Dự thảo), Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam, trên cơ sở ý kiến của doanh nghiệp, hiệp hội, có một số ý
kiến sau:

I.
Mẫu Hồ sơ mời thầu mua dược liệu, vị
thuốc cổ truyền áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ (Mẫu số 01)

1.
Tư cách hợp lệ của nhà thầu (mục 4, Chương I, Phần 1 Mẫu số 01)

Theo nội dung của mục 4, Chương I, Phần
I thì nhà thầu được xem là có tư cách hợp lệ khi có:


Giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc do cơ quan có thẩm quyền cấp với phạm
vi bán buôn dược liệu, vị thuốc cổ truyền (mục 4.1)


Đối
với gói thầu vị thuốc cổ truyền, nhà thầu phải đáp ứng thêm các điều kiện về sơ
chế, chế biến dược liệu theo quy định tại Thông tư số 03/2016/TT-BYT ngày 21/01/2016
của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về hoạt động kinh doanh dược liệu (mục 4.2)

Hiện tại, Thông tư 03 đã hết hiệu lực,
các quy định liên quan đến điều kiện kinh doanh thuốc thuộc phạm vi điều chỉnh
của Nghị định 102/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/7/2016 quy định về điều kiện
kinh doanh thuốc, vì vậy nội dung trên là chưa phù hợp. Hơn nữa, theo quy định
tại Nghị định 102 thì các doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh thuốc có phạm vi kinh doanh dược liệu đối với những doanh nghiệp
kinh doanh dược liệu.

Vì vậy, để đảm bảo tính thống nhất, đề
nghị Ban soạn thảo
bỏ yêu cầu tại mục 4.2 và sửa đổi mục 4.1 thành yêu cầu
có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc có phạm vi kinh doanh dược liệu.

2.
Tài liệu chứng minh sự phù hợp của dược liệu, vị thuốc cổ truyền (mục 15,
Chương I, Phần I Mẫu số 01)

Theo nội dung của mục 15, Chương I,
Phần I thì tài liệu chứng minh nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đối với mặt hàng có
nguồn gốc nhập khẩu cần phải có:


Giấy
phép nhập khẩu dược liệu


Giấy
chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ của dược liệu (C/O) được đăng tải trên trang
thông tin điện tử của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền


Giấy
phép khai thác lâm sản ngoài gốc của cơ quan kiểm lâm theo quy định (đối với
trường hợp dược liệu được khai thác tự nhiên)

Quy định trên vừa chưa thống nhất vừa
chưa rõ ràng ở các điểm:


Theo
quy định tại Nghị định 102 thì chủ thể nhập khẩu dược liệu không cần “giấy phép
nhập khẩu dược liệu” mà phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc
phạm vi bán buôn dược liệu và đáp ứng các điều kiện tại Điều 13. Như vậy, Dự thảo
yêu cầu phải có “Giấy phép nhập khẩu dược liệu” là chưa thống nhất với Nghị định
102. Hơn nữa, khi tham gia nộp hồ sơ dự thầu, doanh nghiệp đã phải cung cấp Giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc phạm vi kinh doanh dược liệu, do đó
không cần thiết phải cung cấp lại loại giấy này để chứng minh nguồn gốc xuất xứ
rõ ràng. Vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo bỏ yêu cầu phải có “Giấy phép nhập khẩu
dược liệu” tại điểm 15.4.1.a Chương I, Phần I;


Liên
quan đến C/O, không rõ tại sao C/O này lại phải được “đăng tải trên trang thông
tin điện tử của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền” lại là điều kiện để chứng minh nguồn
gốc xuất xứ rõ ràng? Nghị định 102 không thấy có quy định liên quan đến nội
dung này. Hơn nữa, quy định này có được hiểu là những nguồn nguyên liệu xuất xứ
từ những nơi được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Y, Dược
cổ truyền mới được xem là hợp lệ? Như vậy thì cơ chế để thông báo cho đăng lên
trang thông tin của Cục như thế nào? Với những nguồn nguyên liệu xuất xứ, nguồn
gốc từ các vùng lãnh thổ chưa từng đến Việt Nam sẽ không được xem xét tham gia
vào đấu thầu? Nếu hiểu theo cách này sẽ là hạn chế đối với nguồn hàng cung ứng
cho các cơ sở y tế.

Từ những phân
tích trên, đề nghị Ban soạn thảo bỏ cụm từ “được đăng tải trên trang
thông tin điện tử của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền”.


Không
rõ “giấy phép khai thác lâm sản ngoài gốc” là loại giấy phép nào? Quy định tại
văn bản nào? Đề nghị Ban soạn thảo quy định rõ để đảm bảo thuận lợi
trong quá trình áp dụng.

Đối với mặt hàng có nguồn gốc trong
nước, theo quy định tại điểm 15.4.2.b doanh nghiệp tham gia thầu phải cung cấp
“Giấy xác nhận có thực hiện nuôi trồng cây dược liệu đó tại địa phương (đối với
các dược liệu chưa đạt GACP – WHO)”. Không rõ hình thức của giấy xác nhận này
như thế nào? Do cơ quan nào ban hành? Doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục nào để
có được giấy xác nhận này. Để tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện, đề nghị
Ban soạn thảo
ghi rõ tên cụ thể của Giấy xác nhận này hoặc dẫn chiếu tới
văn bản có quy định về loại giấy này.

3.
Bảng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật (Phần 4, Mẫu số 01)

a.      Về “Mặt hàng tham dự thầu được sản xuất bởi cơ sở” (mục I.1.1)


Điều
kiện “Mặt hàng tham dự thầu được sản xuất bởi doanh nghiệp được xét duyệt trong
Danh sách ngắn do Bộ Y tế lựa chọn các nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm”
– tiêu chí này được chấm 30 điểm, cao nhất trong các tiêu chí về mặt hàng tham
dự thầu còn lại.

Theo quy định tại Luật Đấu thầu 2013
thì “Danh sách ngắn là danh sách nhà thầu, nhà đầu tư trúng sơ tuyển đối
với đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển;
danh sách nhà thầu được mời tham dự thầu đối với đấu thầu hạn chế; danh sách
nhà thầu có hồ sơ quan tâm đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm” (khoản 7 Điều
4), nhà thầu có tư cách hợp lệ khi “Có tên trong danh sách ngắn đối với trường
hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn” (điểm g khoản 1 Điều 5).  Điều này được hiểu, khi có “danh sách ngắn”
thì đồng nghĩa các nhà thầu được xem xét đánh giá hồ sơ thầu đều có trong danh
sách này. Vì vậy, Dự thảo sử dụng tiêu chí “mặt hàng tham dự thầu được sản xuất
bởi doanh nghiệp được xét duyệt trong Danh sách ngắn” để chấm điểm là chưa hợp
lý – bởi vì, doanh nghiệp nào cũng sẽ đạt được điểm này, nếu gói thầu đấu thầu
có sơ tuyển để có được Danh sách ngắn. Đề nghị Ban soạn thảo bỏ tiêu chí
quy định tại mục I.1.1.


Về
điều kiện “công bố trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Y Dược cổ truyền”
của các cơ sở có mặt hàng tham dự thầu

Theo quy định tại Nghị định 102, thì
các cơ sở chế biến dược liệu phải được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh thuốc phạm vi kinh doanh dược liệu và đáp ứng các điều kiện về chế biến
dược liệu (Điều 18 Nghị định 102). Điều này được hiểu là, các doanh nghiệp phải
đáp ứng các điều kiện theo quy định mới được phép chế biến dược liệu. Tuy
nhiên, các tiêu chí để đánh giá “xuất xứ” (sản xuất ở cơ sở nào) của mặt hàng lại
dường như không theo tinh thần quy định tại Nghị định 102, bởi vì:

·
“Những
mặt hàng tham dự thầu được sản xuất bởi cơ sở không có hoạt động chế biến dược liệu” cũng được tham dự và đánh
giá chấm điểm, có nghĩa là các dược liệu này có thể sẽ được sản xuất từ các cơ
sở không đáp ứng điều kiện chế biến
quy định tại Điều 18 Nghị định 102. Điều này là mâu thuẫn với quy định tại Nghị
định 102;

·
Tại
các mục I.1.2, I.1.3, I.1.4 thì các mặt hàng được chấm điểm đều ở các cơ sở có
tên trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Y Dược cổ truyền. Tuy nhiên,
Nghị định 102 lại không thấy có quy định về việc đăng tải các doanh nghiệp này
trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Y Dược cổ truyền. Hơn nữa, lấy
tiêu chí doanh nghiệp có tên trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Y Dược
cổ truyền để xem xét, đánh giá các mặt hàng dược liệu dường như là chưa hợp lý
và không rõ căn cứ vào quy định pháp luật nào.

Từ những phân tích trên, đề nghị
Ban soạn thảo
xem xét:


Bỏ
tiêu chí đánh giá tại mục I.1.4 tức là bỏ “mặt hàng tham dự thầu được sản xuất
bởi cơ sở không có hoạt động chế biến dược liệu được công bố trên trang thông
tin điện tử của Cục Quản lý Y Dược cổ truyền”;


Bỏ
cụm từ “được công bố trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Y Dược cổ
truyền” tại các điểm I.1.2; I.1.3.

b.      Tình hình vi phạm chất lượng của cơ sở sản xuất mặt hàng dược liệu (mục
I.3 Mẫu số 01)

Theo tiêu chí chấm điểm về tình hình
vi phạm chất lượng của cơ sở sản xuất mặt hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền dự
thầu thì:



dưới 03 mặt hàng vi phạm chất lượng trong năm liền kề được chấm 15 điểm



dưới 05 mặt hàng vi phạm chất lượng trong năm liền kề được chấm 12 điểm

Hai tiêu chí này là trùng khớp nhau
trong trường hợp cơ sở sản xuất có dưới 03 mặt hàng vi phạm chất lượng, có thể
được chấm 12 điểm (vì có dưới 05 mặt hàng vi phạm chất lượng) mà cũng có thể được
chấm 15 điểm.

Đề nghị Ban soạn thảo điều chỉnh lại các tiêu chí chấm điểm
này theo hướng phân chia: có dưới 03 mặt hàng vi phạm chất lượng; có từ 03 – 05
mặt hàng vi phạm chất lượng.

Một số doanh nghiệp cho rằng, việc chấm
“mặt hàng” của cơ sở sản xuất chung là chưa hợp lý, trong khi cơ sở sản xuất
tham gia đấu thầu theo từng mặt hàng cụ thể. Cần xem xét đến tình hình sản xuất,
chất lượng của mặt hàng tham gia đấu thầu thay vì tất cả các mặt hàng của cơ sở
sản xuất. Đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc, xem xét đến đề xuất này.

c.      Mặt hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền được cung cấp bởi nhà thầu có uy
tín trong thực hiện hợp đồng (mục II.11 Mẫu số 01)

Sử dụng tiêu chí chấm điểm đối với những
nhà thầu đã từng trúng thầu tại đơn vị với những nhà thầu chưa trúng thầu dường
như chưa hợp lý và tạo sự phân biệt đối xử giữa các nhà thầu với nhau khi tham
gia đấu thầu, trong khi yếu tố cốt lõi cần xem xét ở đây chính là chất lượng của
sản phẩm dự thầu và tiêu chí này lại ít liên quan.

Mặt khác, theo Điều kiện xét trúng thầu
tại mục 33 Chương I Phần 1 thì “mặt hàng của nhà thầu có kinh nghiệm, uy tín
trong cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền vào cơ sở y tế …” đã được xem xét,
ưu tiên trong trường hợp xem xét trúng thầu rồi, do đó việc xem xét kinh nghiệm
cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền của nhà thầu trong khi chấm điểm kỹ thuật
là không cần thiết và chưa hợp lý (yếu tố kinh nghiệm này có thể được xem xét đến
2 lần).

Hơn nữa, yếu tố “đã trúng thầu tại
đơn vị, cung cấp bảo đảm chất lượng nhưng chưa đúng tiến độ theo hợp đồng” lại
được xếp vào trường hợp “chưa có vi phạm trong đấu thầu cung cấp cho các cơ sở
y tế” là chưa hợp lý, bởi vì trong trường hợp này nhà thầu có vi phạm về tiến độ theo hợp đồng và đây cũng được xem là vi phạm.

Từ phân tích trên, đề nghị Ban soạn
thảo
bỏ tiêu chí quy định tại mục II.11.

II.
Mẫu hồ sơ mời thầu mua dược liệu, vị
thuốc cổ truyền áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ (Mẫu số 02)

Góp ý các vấn đề trên tương tự của Mẫu
số 02, cụ thể về:



cách hợp lệ của nhà thầu


Tài
liệu chứng minh sự phù hợp của dược liệu, vị thuốc cổ truyền


Bảng
tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật (“Mặt hàng tham dự thầu được sản xuất bởi cơ sở”;
Tình hình vi phạm chất lượng của cơ sở sản xuất mặt hàng dược liệu; Mặt hàng dược
liệu, vị thuốc cổ truyền được cung cấp bởi nhà thầu có uy tín trong thực hiện hợp
đồng)

Trên đây
là một số ý kiến ban đầu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đối với Dự thảo Thông tư quy định chi tiết mẫu
hồ sơ mời thầu mua sắm dược liệu và vị thuốc cổ truyền tại các cơ sở y tế công
lập. Rất mong cơ quan soạn thảo cân nhắc để chỉnh sửa, hoàn thiện.

Trân trọng
cảm ơn sự hợp tác của quý Cơ quan.

Nơi nhận:


Như trên;


Chủ tịch Vũ Tiến
Lộc (để báo cáo);


Lưu VT, PC

TL. CHỦ TỊCH

KT. TRƯỞNG BAN PHÁP CHẾ

PHÓ TRƯỞNG BAN

Đã

Phạm Ngọc
Thạch

Các văn bản liên quan