VCCI góp ý Dự thảo Nghị định quy định về kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy

Thứ Năm 16:48 02-06-2016
 

Số:      1287   /PTM-PC

Vv: Góp ý dự thảo nghị định quy định về
kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy

Hà Nội, ngày 02 tháng 6  năm 2016

Kính
gửi: – Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

         Bộ Khoa học và Công nghệ

      – Vụ Pháp luật Dân sự – Kinh tế

         Bộ Tư pháp

Trả lời Công văn số 1946/BKHCN-TĐC ngày 17/05/2016 của Bộ Khoa
học và công nghệ về việc góp ý Dự thảo Nghị định quy định về kinh doanh mũ
bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy
(sau đây gọi tắt là Dự thảo), Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), sau khi lấy ý kiến các doanh nghiệp
và chuyên gia, có một số ý kiến (đối với phiên bản dự thảo ngày 26/5/2016 của Bộ
Khoa học và công nghệ đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định) như sau:

I.
Quan điểm tiếp cận

Các
doanh
nghiệp luôn có ý thức tuân thủ các điều kiện kinh doanh được đặt ra để đáp ứng yêu
cầu về quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức
khỏe của cộng đồng. Tuy nhiên, các điều kiện kinh
doanh và thủ tục hành chính cần bảo đảm tính hợp lý, khả thi và minh bạch để đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, không hạn chế khả năng gia nhập thị trường của các nhà đầu tư
tương lai.

Mục
tiêu chính của việc soạn thảo Nghị định này là hạn chế mũ bảo hiểm kém chất lượng,
đặc biệt là mũ giả mạo (nêu trong dự thảo Tờ trình Chính phủ). Tuy nhiên, việc
quản
lý chất lượng sản phẩm lượng không nên và cũng không thể chỉ bằng các điều kiện
kinh doanh mà cần thực hiện chế độ hậu kiểm một cách hiệu quả, thực chất, bằng nhiều biện pháp
như
quản lý thị trường, thanh tra, kiểm tra…

Để thúc đẩy sử dụng mũ
bảo hiểm đạt
chất lượng trong xã hội thì không chỉ kiểm soát chất lượng mà phải gắn với các biện pháp tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân về việc sử dụng mũ đạt chất lượng để bảo
vệ sức khỏe, tính mạng. Cũng cần nhấn mạnh
rằng các
vấn đề liên quan đến mũ bảo hiểm kém chất lượng không thể được giải quyết chỉ bởi
nghị định này mà cần biện pháp tổng thể với
sự phối hợp của nhiều cơ quan khác nhau.

Do đó, không thể vì các biện
pháp khác chưa đạt hiệu quả mà thắt chặt việc sản xuất, phân phối mũ bảo hiểm. Điều này có thể dẫn đến khả năng gia nhập thị trường
kinh doanh mũ bảo hiểm của doanh nghiệp, nhà đầu tư trở nên khó khăn hơn, từ đó dẫn đến nguy cơ gia tăng hàng giả, hàng nhái hoặc mũ
bảo hiểm kém chất lượng.

Dường như Dự thảo chưa
có nhiều quy định theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho
doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhiều điều kiện kinh doanh thiên về kiểm soát chặt chẽ
quá mức cần thiết mà chưa bảo đảm tính hợp lý, minh bạch và khả thi. Từ quan điểm
tiếp cận trên, VCCI có một số góp ý cụ thể
như dưới đây.

II.
Các ý kiến cụ thể

1.
Một số vấn đề chưa quy định


Về lắp ráp mũ bảo hiểm:
Trong cuộc họp
lần thứ nhất của Ban soạn thảo, Tổ biên tập, VCCI đã đề cập đến vấn đề lắp ráp
mũ bảo hiểm. Tuy nhiên, Dự thảo đang để ngỏ mà không có quy định gì về lắp ráp.
Đây là hoạt động kinh doanh không bị cấm, nên cần có quy định rõ để các tổ chức,
cá nhân lắp ráp mũ bảo hiểm thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh được thuận
lợi.


Về sản xuất từng bộ phận của mũ bảo hiểm:

trên thực tế cũng có thể có các doanh nghiệp sản xuất từng bộ phận chính của mũ
bảo hiểm để doanh nghiệp khác mua về lắp ráp hoặc bổ sung một số chi tiết để lắp
ráp ra sản phẩm hoàn thiện. Pháp luật cũng không thể cấm hoạt động sản xuất
này, do đó Dự thảo cần cân nhắc bổ sung quy định.

2.
Một số quy định về điều kiện kinh doanh không cần
thiết

2.1. Điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm (Điều 5)


Điều kiện về nhà xưởng (điểm a khoản 2): Dự thảo yêu cầu “Diện tích mặt bằng phù hợp với quy mô sản xuất”, đây
là tiêu chí định tính rất khó đánh giá,
trên thực tế, doanh nghiệp cũng sẽ tự bố trí mặt bằng cho phù hợp để đáp ứng
yêu cầu sản xuất. Hơn nữa, diện tích mặt bằng không quyết định chất lượng của sản
phẩm, sản xuất mũ bảo hiểm  không phải là ngành nghề kinh doanh cần phải có bố trí mặt bằng đặc
thù (ví dụ như đào tạo lái xe cần có địa hình cho học viên tập luyện…) thì việc yêu cầu như vậy là không thực sự cần thiết.

Do
đó, đề nghị Ban soạn thảo bỏ quy định trên tại điểm a Khoản 2 Điều 5 Dự
thảo.

Tương
tự đối với quy định “có mặt bằng kho chứa
phù hợp bảo đảm việc quản lý chất lượng vật tư, bán thành phẩm, sản phẩm mũ bảo
hiểm hoàn chỉnh”
, đề nghị Ban soạn thảo bỏ quy định này.


Điều kiện trang thiết bị kiểm tra chất lượng
(điểm c khoản 2)
: Dự thảo yêu cầu “có
phòng thử nghiệm thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc có hợp đồng với tổ chức thử
nghiệm được chỉ định có đủ năng lực thử nghiệm”
là không cần thiết vì đã có quy trình về tổ chức thử nghiệm đánh giá và chứng
nhận. Hơn nữa, điều quan trọng là kết
quả được ban hành bởi tổ chức thử nghiệm
đạt tiêu chuẩn chứ không phải là hình thức “sở hữu” hoặc có
“ký
hợp đồng” hay không. Vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc bỏ quy định
này
.


Điều kiện về hệ thống đại lý, cửa hàng bán lẻ (khoản 3): Đây là yêu cầu
bất hợp lý. Dự thảo quy định doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm là phải có “hệ thống đại lý, cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu/đồng
sở hữu”
hoặc “có hợp đồng tiêu thụ sản
phẩm với tổ chức, cá nhân…”
. Với trường hợp thứ nhất, quy định này can thiệp
bất hợp lý vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp vì bắt buộc mọi
doanh nghiệp sản xuất phải có luôn hệ thống phân phối trong khi chưa chắc mô
hình này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và thuộc quyền tự quyết của doanh nghiệp.
Trong trường hợp thứ hai cũng không cần thiết quy định vì doanh nghiệp sản xuất
cũng sẽ giao kết hợp đồng để bán được hàng và bảo đảm an toàn về mặt pháp lý
trong giao dịch dân sự. Việc tiêu thụ sản phẩm với ai và như thế nào là do doanh
nghiệp quyết định để đảm bảo sự sống còn của mình, pháp luật không thể can thiệp.

Do
đó, đề nghị Ban soạn thảo bỏ khoản 3 Điều 5 về phân phối, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm.

Các
điều chỉnh quy định về điều kiện sẽ kéo theo các điều chỉnh về thủ tục hành
chính tương ứng trong thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo
hiểm, do đó, đề nghị Ban soạn thảo rà soát và điều chỉnh phần quy định về thủ tục
hành chính.


Về khái niệm “đồng sở hữu”: Bộ
luật dân sự 2015 và Luật doanh nghiệp 2014 đều không có khái niệm này, trên thực
tế có trường hợp đồng sở hữu trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy
chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, tuy nhiên đối với doanh nghiệp hoặc với các cửa
hàng, đại lý, phòng thử nghiệm… thì xác định như thế nào là “đồng sở hữu” cũng
không đơn giản, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc không sử dụng thuật ngữ này.

2.2.
Điều kiện nhập
khẩu và phân phối mũ bảo hiểm


Đối với nhập khẩu mũ bảo hiểm (khoản 2 Điều 9): Dự thảo quy định tổ chức,
cá nhân nhập khẩu mũ bảo hiểm “phải có hệ
thống đại lý, cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu”
hoặc “có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm mũ bảo hiểm với
tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện phân phối mũ bảo hiểm”
.

Tương
tự như góp ý với các điều kiện của doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm, việc quy
định hệ thống đại lý hoặc hợp đồng tiêu thụ sản phẩm là không cần thiết. Tổ chức,
cá nhân nhập khẩu không chắc đã trực tiếp phân phối, cũng không chắc bán cho một
tổ chức/ cá nhân khác trực tiếp phân phối mà bên mua đó có thể bán tiếp tới một
nhà kinh doanh khác. Do đó, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc bỏ quy định này.


Đối với phân phối mũ bảo hiểm (khoản 2 Điều 12): Dự thảo yêu cầu “có hệ thống đại lý, cửa hàng phân phối thuộc
sở hữu/ đồng sở hữu”
hoặc “có hợp đồng
tiêu thụ với cá nhân bán lẻ”
. Các đại lý, cửa hàng bán lẻ mũ bảo hiểm thuộc
hệ thống phân phối “phải áp dụng các biện
pháp thích hợp… trong việc duy trì mức chất lượng và chống suy giảm chất lượng mũ
bảo hiểm trong quá trình lưu giữ, bày bán…”
. Yêu cầu này là không cần thiết
vì mũ bảo hiểm không phải là sản phẩm thuộc nhóm có nguy cơ cao về an toàn, dễ
hư hỏng hoặc biến đổi chất lượng, các tổ chức, cá nhân phải tự biết bảo quản sản phẩm
của mình để đảm bảo chất lượng và bán được hàng.

Việc
đưa ra các quy định quá cụ thể, quá chi tiết như trên sẽ làm hạn chế việc mở rộng
bán mũ bảo hiểm đạt chất lượng trong khi mục tiêu của chúng ta hướng tới là mở
rộng diện tiếp cận của người dân với loại mũ đạt chuẩn.

Các
điều kiện đối với doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối mũ bảo hiểm trong Dự thảo
là không thực sự cần thiết bởi:


Chỉ cần kiểm
soát được chất lượng mũ bảo hiểm nhập khẩu vào Việt Nam là đủ;

3.
Không thể ép buộc
hệ thống phân phối chỉ được bán mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe máy, có
khả năng người tiêu dùng mua mũ không phải là mũ bảo hiểm cho người đi mô tô,
xe máy trong các cửa hàng này. Mục đích của việc quy định điều kiện phân phối,
từ đó, cũng không đạt được như mong muốn.Một
số thủ tục hành chính chưa bảo đảm tính hợp lý, minh bạch, khả thi

3.1.
Hiệu lực của giấy
chứng nhận đủ điều kiện

Khoản
4 Điều 6 Dự thảo quy định “Giấy chứng nhận
đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm có giá trị hiệu lực trong 3 năm kể từ ngày cấp”.

Tuy nhiên, xu hướng hiện nay là các Giấy chứng nhận đều không có thời hạn, trừ
trường hợp các điều kiện kinh doanh ngành nghề đó có tính chất dễ thay đổi dẫn
đến ảnh hưởng tới an toàn xã hội, trật tự quản lý của nhà nước…, trong khi kinh
doanh mũ bảo hiểm thì không có đặc thù như vậy. Mặt khác, nếu việc quy định thời
hạn của giấy phép là để xét lại các điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp thì
không cần thiết bởi cơ quan nhà nước hoàn toàn kiểm soát được việc tuân thủ này
thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra.


vậy, đề nghị Ban soạn thảo bỏ quy định về thời hạn của Giấy chứng nhận để đảm bảo mục tiêu đơn giản hóa thủ tục hành chính.

3.2.
Thời hạn thực hiện
các thủ tục cấp Giấy chứng nhận

Khoản
2 Điều 6 Dự thảo quy định: “trong thời hạn
(07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, cơ quan
có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thông báo bằng văn bản…”,
sau đó, trường hợp không thẩm định thực tế thì “20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ
đầy đủ và hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận…”,
trường hợp thẩm định thực tế: 40
ngày làm việc (trong đó 30 ngày thẩm định, 10 ngày cấp); cấp lại giấy chứng nhận
cũng mất 20 ngày làm việc. Quy định về thời hạn như trên là quá dài, nếu doanh
nghiệp thuộc trường hợp phải kiểm tra thực tế (hồ sơ đầy đủ) cũng phải mất 2
tháng mới xin được Giấy chứng nhận. Trong khi đó, ở các thủ tục hành chính
tương tự khác doanh nghiệp có thể chỉ mất 07 ngày để được cấp một giấy chứng nhận
đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh.

Ban
soạn thảo có thể tham khảo Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số Điều
và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật:

Điều
15. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

1. Bộ Tư pháp có trách nhiệm tiếp
nhận và kiểm tra hồ sơ đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh,
nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ ngay sau khi
nhận được hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu
cầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 37 và Điều 87 của Luật thì chậm nhất là 02 ngày làm việc, kể từ ngày
tiếp nhận hồ sơ, Bộ Tư pháp đề nghị cơ quan lập đề nghị bổ sung hồ sơ.

quan lập đề nghị có trách nhiệm bổ sung hồ sơ theo đề nghị của Bộ Tư pháp.

Đề
nghị Ban soạn thảo rút ngắn thời hạn

kiểm tra hồ sơ xuống còn 02 ngày làm việc, thẩm định thực tế và cấp giấy chứng
nhận trong 07 ngày; trường hợp không thẩm định thực tế thì cấp trong vòng 03
ngày làm việc; cấp lại giấy chứng nhận trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ.

Về
số ngày quy định, đề nghị Ban soạn thảo xem xét ở góp ý phần Kỹ thuật soạn thảo.

3.3.
Việc thẩm định
thực tế

Việc
thẩm định thực tế (tiền kiểm) làm cơ sở để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện là
phương thức tương đối tốn kém về thời gian và công sức cho cả cán bộ quản lý và
tổ chức, cá nhân xin cấp Giấy chứng nhận. Biện pháp này chỉ nên được sử dụng
trong các trường hợp yêu cầu về điều kiện kinh doanh có nhiều yếu tố kỹ thuật cần
để bảo đảm an toàn cho con người, độ chính xác, khách quan trong hoạt động. Đối
với việc sản xuất mũ bảo hiểm, các trang thiết bị, nhà xưởng không có yêu cầu cụ
thể (như trên đã phân tích) vì vậy việc kiểm định thực tế không mang lại nhiều
hiệu quả hơn kiểm tra qua hồ sơ một cách đáng kể.


vậy, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc bỏ quy định về kiểm tra thực tế tại
khoản 2 Điều 6 Dự thảo để giảm thiểu thủ tục hành chính.

3.4.
Điều chỉnh nội
dung giấy chứng nhận đủ điều kiện

Dự
thảo quy định (điểm b khoản 2 Điều 7): khi doanh nghiệp “thay đổi công suất, kiểu, loại mũ bảo hiểm được sản xuất” thì phải
làm hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận. Tuy nhiên, đối chiếu với nội dung của
mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm (Mẫu số 2) thì không có mục
“công suất” do đó nếu có cấp lại cũng không thể hiện được sự thay đổi này. Hơn
thế nữa, việc yêu cầu phải ghi đầy đủ ký hiệu kiểu loại, model trong giấy chứng
nhận là quá chi tiết và không hợp lý vì doanh nghiệp có thể thay đổi rất nhiều
lần trong năm, mà việc thay đổi về mặt hình thức của sản phẩm thì hoàn toàn
không làm ảnh hưởng đến chất lượng, cấu tạo cơ bản (theo quy định) của mũ bảo
hiểm.

Với
các lý do trên, đề nghị Ban soạn thảo bỏ nội dung “kiểu loại, model” của mũ
bảo hiểm ra khỏi mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm.
Đồng
thời quy định lại các trường hợp phải điều chỉnh giấy chứng nhận cho thống nhất.

4.
Về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất,
nhập khẩu, phân phối mũ bảo hiểm (Điều 16, 17, 18 Dự thảo)


Dự thảo quy định các doanh nghiệp đều phải thực nghiện nghĩa vụ thông báo bằng
văn bản, gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã, Chi cục Quản lý thị trường, Sở Khoa học
và Công nghệ tại địa phương nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh… sau 07 ngày kể
từ ngày hoàn thành các biện pháp quản lý chất lượng. Quy định này có một số điểm
cần xem xét như sau:

+ Doanh nghiệp chỉ cần thông báo cho một cơ quan đầu
mối là đủ. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm thông tin cho nhau;

+ Chưa rõ “biện
pháp quản lý chất lượng
” là gì? Không có quy định cụ thể trong Dự thảo nên
không rõ doanh nghiệp phải thực hiện biện pháp này như thế nào, căn cứ vào đâu
để tính toán thời điểm hoàn thành, từ đó báo cáo;

+ Dự thảo không có quy định trách nhiệm, quyền hạn của
Ủy ban nhân dân cấp xã trong hoạt động này. Vậy thì báo cáo có ý nghĩa gì trong
việc quản lý?

+ Đã có hoạt động thanh tra, kiểm tra và quá trình
thẩm định doanh nghiệp trước khi cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo
hiểm nên việc thông báo này là trùng lặp, gây gánh nặng cho doanh nghiệp mà
không nâng cao đáng kể hiệu quả quản lý nhà nước.

Từ
các phân tích nêu trên, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc bỏ quy định về thông
báo
quy định tại khoản 6 các Điều 16, Điều 17 và khoản 4 Điều 18 Dự thảo.


Khoản 7 Điều 16 Dự thảo quy định một trong các nghĩa vụ của doanh nghiệp là phải
“có hợp đồng in dấu chứng nhận hợp quy CR
với doanh nghiệp đã đăng ký lĩnh vực… chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc
gắn dấu CR trên sản phẩm mũ bảo hiểm do doanh nghiệp sản xuất trước khi lưu
thông”.
Có doanh nghiệp băn khoăn liệu đây có phải là điều kiện kinh doanh
hay không? Nếu là điều kiện thì cần đưa vào Điều 5 Dự thảo để tạo điều kiện cho
doanh nghiệp tuân thủ. Tuy nhiên, sẽ nảy sinh trường hợp doanh nghiệp tự mình
in dấu này thì yêu cầu này là không hợp lý. Vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo cân
nhắc sửa đổi quy định này
để bảo đảm tính hợp lý và khả thi.

5.
Về kỹ thuật soạn thảo

Đề
nghị Ban soạn thảo xem xét cách viết về thời gian (số ngày), có thể tham khảo
khoản 1 Điều 33 của Nghị định 34/2016/NĐ-CP: từ 05 ngày trở xuống sẽ quy định
ngày làm việc, từ 06 ngày trở lên
chỉ quy định là ngày. Trong Dự thảo
có nhiều quy định về thời hạn ở các thủ tục, cần điều chỉnh cho phù hợp và thống
nhất (ví dụ tại khoản 2 Điều 6: 07, 20, 30 ngày
làm việc
tại điểm a, b và c, 10 ngày
tại điểm d).

6.
Ý kiến khác


Có ý kiến doanh nghiệp cho rằng “Máy lực kéo” (điểm c khoản 2 Điều 5 Dự thảo)
không được sử dụng trong việc thử nghiệm mũ bảo hiểm trên thực tế. Đề nghị Ban
soạn thảo cân nhắc để quy định cho phù hợp.


Về thu hồi giấy chứng nhận (Điều 8 Dự thảo): đề nghị tăng thời gian 06 tháng tại
điểm d khoản 1 Điều này lên 12 tháng để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có nhiều
thời gian sắp xếp tiến hành hoạt động sản xuất hơn.


Về hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện (sản xuất, nhập khẩu, phân phối
mũ bảo hiểm): Dự thảo tại điểm a khoản 1 các Điều: 6, 10, 13 quy định hồ sơ cấp
Giấy chứng nhận trong đó có “Giấy đăng ký
đủ điều kiện…”
. Đề nghị Ban soạn thảo sửa thành “Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện…” vì bản chất đây là
đơn xin cấp và cơ quan thẩm quyền sẽ xem xét và cấp Giấy chứng nhận chứ không
phải là “đăng ký đủ điều kiện”.

Trên đây là một
số ý kiến của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về Dự thảo Nghị định quy
định về kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy. Rất mong Quý cơ quan
cân nhắc để chỉnh sửa, hoàn thiện dự thảo.

Trân
trọng cảm ơn sự hợp tác của quý Cơ quan.