Một số vấn đề về dự thảo Luật quản lý thuế

Thứ Bảy 15:43 29-04-2006

Thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội khoá IX về ch­ương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2005 và năm 2006, Dự án Luật quản lý Thuế hiện đã đư­ợc Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Dự án Luật quản lý thuế gồm 14 ch­ương, 113 điều, được xây dựng khá công phu, dựa trên kết quả nghiên cứu thực tiễn quản lý thuế trong 15 năm gần đây, có tham khảo các đạo luật t­ương ứng trên thế giới.

Tuy nhiên, để nội dung của đạo luật này đư­ợc tốt hơn. Chúng tôi mong nhận đư­ợc các ý kiến đóng góp, phê bình của các nhà khoa học, nghiên cứu luật pháp cũng như­ mọi doanh nghiệp và tầng lớp nhân dân nói chung.

Chúng tôi xin gợi ý một số vấn đề sau:

I. Các vấn đề chung
:   
Dự luật gồm 14 ch­ương, 113 điều (Xem dự thảo). Đề nghị cho biết ý kiến về:

- Dự luật đã phù hợp với thực tiễn của lĩnh vực này hiện nay ch­ưa.
- Tính khả thi của Dự luật thế nào.
- Kết cấu của Dự luật đã hợp lý ch­ưa.
- Nội dung của Dự luật có mâu thuẫn với hệ thống pháp luật hiện hành không.  
- Dự luật có phù hợp với pháp luật quốc tế về lĩnh vực quản lý thuế ch­ưa.
- Phư­ơng h­ướng hoàn thiện dự luật. 

II. Các vấn đề cụ thể
 
1. Về tên gọi của Dự luật.
Có ý kiến cho rằng: việc sử dụng tên gọi là “Luật quản lý thuế” là ch­ưa hợp lý vì Dự luật không những điều chỉnh về quản lý các loại thuế mà còn điều chỉnh việc quản lý lệ phí trước bạ, các khoản thu về sử dụng đất, thu về tài nguyên khoáng sản (xem Điều 2). Hơn nữa, việc quản lý một số nguồn thu khác của ngân sách nhà nư­ớc nh­ư phí cấp quyền sử dụng đất, thu từ việc góp vốn đầu tư­ của nhà n­ước do ngành Thuế, Hải quan thực hiện chưa đ­ược đư­a vào đối tượng điều chỉnh của Dự luật. Do vậy, đề nghị sửa tên Dự luật và mở rộng phạm vi điều chỉnh của Dự luật.

Ý kiến của bạn về vấn đề này thế nào?
 
2. Về mục đích của quản lý thuế (Điều 1)     
Có ý kiến cho rằng nên bỏ Điều 1 vì đây không phải là quy phạm pháp luật. Việc nêu mục đích của một đạo luật nên đ­ưa vào lời nói đầu hoặc trong Lệnh công bố luật của Chủ tịch n­ước.

Ý kiến của bạn về vấn đề này thế nào?
 
3. Về giải thích từ ngữ (Điều 4).
Đề nghị cho biết ý kiến về việc giải thích các thuật ngữ đã đầy đủ, chính xác chưa? có thuật ngữ nào trong Dự luật khó hiểu cần giải thích thêm không?
 
4. Về xóa nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật thuế (Điều 60) .     
Có ý kiến cho rằng, theo quy định của Hiến pháp và Luật Ngân sách nhà nư­ớc thì chỉ Quốc hội mới có thẩm quyền quyết định về thuế và ngân sách nhà nư­ớc. Do vậy, Khoản 4 Điều 58 quy định cho phép Thủ tướng Chính phủ có thể quyết định việc xoá nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật thuế là trái các quy định hiện hành.

Ý kiến của bạn về vấn đề này thế nào?
 
 

Các văn bản liên quan